Cổ phiếu United Airlines "hồi sinh” sau bê bối đẩy khách gốc Việt khỏi máy bay
Có lúc giảm tới 4% trong phiên giao dịch ngày 11/4, cổ phiếu United Continental, công ty mẹ của United Airlines đã có thời điểm tăng tới 71,28 USD/cổ phiếu, tương đương 0,81%, trong ngày 12/4.
- 13-04-2017Warren Buffett có thể mất bao nhiêu vì scandal của United Airlines?
- 12-04-2017Từ vụ United Airlines lôi khách khỏi máy bay, hiểu thêm về các tình huống bạn có thể bị buộc "rời chỗ" dù đã mua vé
- 12-04-2017Oscar Munoz: Từ người hùng giải cứu United Airlines đến kẻ "đổ thêm dầu vào lửa"
- 12-04-2017Đẩy bác sĩ gốc Việt khỏi máy bay, United Airlines biến khủng hoảng truyền thông thành thảm họa như thế nào?
- 12-04-2017United Airlines và sai lầm kinh điển trong kinh doanh: Bỏ rơi 1 khách hàng để rồi đánh mất hàng trăm triệu đô, cả triệu khách hàng khác quay lưng
Sau bê bối đá hành khách gốc Việt khỏi máy bay, United vừa phải đối mặt với một cơn bão truyền thông, vừa phải đương đầu với sự sụt giảm giá trị vốn hóa do các nhà đầu tư cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, lời xin lỗi chân thành từ CEO Oscar Munoz dường như đang phát huy tác dụng.
Trong phiên giao dịch sáng 12/4, cổ phiếu của United có lúc đã tăng tới 0,8% lên 71,5 USD/cổ phiếu. Giá này cao hơn 4% so với phiên giao dịch trưa 11/4, với giá cổ phiếu chưa tới 68.36 USD/cổ. Tuy nhiên, kết thúc phiên giao dịch ngày 12/4, cổ phiếu United lại trở về mức 69,93 USD/cổ phiếu, giảm 1,1% so với giá 71,33 USD/cổ phiếu lúc mở cửa.
Trong một diễn biến khác, bác sĩ gốc Việt đã bắt đầu tiến hành các bước đi pháp lý đầu tiên, trong đó yêu cầu tòa án lưu trữ tất cả những video ghi lại hình ảnh ông bị kéo lê bởi các cảnh sát trên chuyến bay của United Airlines. Hiện tại, cả 3 cảnh sát trong vụ cưỡng chế đều đã bị đình chỉ chờ kết luận cuối cùng.
Ông David Dao, nạn nhân của vụ việc, đã thuê 2 luật sư để bảo vệ quyền lợi. Một trong số đó là Thomas Demetrio - chuyên về các vụ việc gây thương tích cá nhân trong khi người còn lại là Stephen Golan có thế mạnh về các vấn đề trong quản trị doanh nghiệp.