Cơ quan năng lượng quốc tế cảnh báo tình trạng khẩn cấp: Hãy ở nhà làm việc và lái xe chậm thôi để tiết kiệm... xăng dầu
Cả Mỹ và Châu Âu đều không lường trước được cú sốc đứt gãy chuỗi cung ứng dầu bởi Nga lại nghiêm trọng đến vậy.
- 21-03-2022Đại dịch, lạm phát cao cùng xung đột Nga – Ukraine khiến một nửa người Mỹ tin rằng ông Biden sẽ nghỉ sau nhiệm kỳ đầu tiên
- 21-03-2022Liệu sạc đầy xe điện có còn rẻ hơn đổ đầy bình xăng khi giá điện không nằm ngoài cơn sốt của thị trường năng lượng?
- 21-03-2022Lo sợ nạn đói, người Trung Quốc đổ xô mua cả thực phẩm sắp hết hạn, khiến thị trường 6 tỷ USD bùng nổ
Hãng tin CNN cho biết Cơ quan nặng lượng quốc tế (IEA) mới đây đã đề nghị các nước trên thế giới giảm tiêu thụ dầu mỏ trong bối cảnh xung đột giữa Nga-Ukraine khiến nguồn cung bị gián đoạn.
Cụ thể, IEA đề xuất kế hoạch với 10 điểm chính, bao gồm giảm ít nhất 10 km/h cho tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc, đề nghị làm việc ở nhà tối thiểu 3 ngày/tuần hoặc cấm xe hơi vào nội đô trong ngày chủ nhật.
IEA khuyên các nước Phương Tây giảm tốc lái xe, ở nhà làm việc để tiết kiệm dầu.
Theo IEA, những đề xuất này nếu được các nước Phương Tây như Mỹ hay khu vực Châu Âu áp dụng thì có thể giảm 1/3 sự phụ thuộc vào sản lượng dầu mỏ của Nga hiện nay.
Bên cạnh đó, IEA cũng đề nghị tăng cường phát triển các ứng dụng gọi xe, thúc đẩy ngành tàu cao tốc cũng như các chuyến tàu chạy xuyên đêm, hạn chế ngành hàng không, giảm các chuyến bay thương mại, mở rộng phố đi bộ, đường cho xe đạp hay các phương tiện công cộng khác.
Các tính toán của IEA cho thấy nếu Mỹ và Châu áp dụng được những đề nghị này, họ có thể tiết kiệm khoảng 2,7 triệu thùng dầu/ngày trong 4 tháng tới, tương đương lượng dầu tiêu thụ của toàn bộ xe hơi ở Trung Quốc.
Thậm chí nếu những quốc gia tiêu thụ nhiều dầu như Trung Quốc và Ấn Độ theo gót thì tình hình có thể còn sáng sủa hơn nữa.
Cú sốc
Mặc dù vậy, IEA cũng cảnh báo việc giảm nhu cầu sử dụng dầu cũng sẽ tác động đến đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu, vốn đã quá phụ thuộc vào năng lượng hoá thạch, nhất là ở mạng giao thông.
"Xung đột Nga-Ukraine sẽ khiến thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng cung dầu mỏ lớn nhất trong nhiều thập niên trở lại đây, qua đó tác động cực lớn đến nền kinh tế cũng như xã hội toàn cầu", giám đốc Fatih Birol của IEA tuyên bố.
Năm 2021, Nga là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ 2 toàn cầu về sản lượng và các lệnh cấm vận khiến thế giới hoặc phải tìm kiếm nguồn năng lượng bù đắp hoặc phải giảm nhu cầu tiêu thụ.
Giá dầu Brent trong 1 năm qua (USD/thùng)
Trong khi đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã tuyên bố không vội gì tăng sản lượng bởi họ hưởng lợi nhờ giá dầu cao. Một số quốc gia như Mỹ đã mở kho dầu dự trữ chiến lược nhưng chúng chẳng đáng là bao so với khoảng trống thiếu dầu mà Nga để lại.
"Cả Mỹ và nhiều nước Phương Tây giờ đây đã nhận ra việc thiếu dầu mỏ Nga đang tạo nên cú sốc gãy nguồn cung lớn đến mức dù mở kho dự trữ chiến lược hay hối thúc OPEC tăng sản lượng cũng chẳng tác dụng gì", chủ tịch Bob McNally của hãng tư vấn Rapidan Energy nhận định.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến giá dầu tăng phi mã trong 1 tháng qua, khiến giá xăng tại Mỹ lên mức cao kỷ lục. Dù hiện nay giá dầu đã rơi khỏi mức đỉnh nhưng vẫn cao hơn 100 USD/thùng do các nhà đầu tư lo ngại về cuộc khủng hoảng thiếu dầu khi nguồn cung từ Nga đứt gãy.
*Nguồn: CNN
Doanh nghiệp và Tiếp thị