Có tên trong trong "Hồ sơ Panama" không đồng nghĩa với việc phạm pháp
Tổ chức Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), đơn vị cung cấp danh sách “Tài Liệu Panama” cũng khẳng định rằng, không phải cứ có tên trong danh sách này thì là đều có các hành vi vi phạm pháp luật.
- 10-05-2016Vì sao tôi có tên trong hồ sơ Panama?
- 10-05-2016Ngành thuế sẽ kiểm tra thông tin người Việt trong "Hồ sơ Panama"
- 10-05-20161001 lý do khiến Panama "hot" nhất ngày hôm nay
- 10-05-2016Không phải Panama, đây mới là thiên đường thuế hấp dẫn nhất thế giới
Từ 18h hôm 9/5 theo giờ GMT, người dân trên khắp thế giới có thể truy cập trang offshoreleaks.icij.org để xem dữ liệu về hơn 200.000 tài khoản ngân hàng do các cá nhân, tổ chức lập ở nước ngoài.
Truy cứ kho dữ liệu này thì Việt Nam có khoảng 189 cá nhân, 19 công ty offshore và 23 công ty trung gian trong danh sách "Tài liệu Panama."
Việc xuất hiện danh sách này đang tạo nên những bàn tán trên các cộng đồng mạng xã hội và xuất hiện nhiều luồng thông tin chỉ trích. Nhiều người chỉ trích cho rằng việc có công ty offshore là liên quan đến việc trốn thuế hay rửa tiền có từ hối lộ, tham nhũng hay các hành vi sai trái khác.
Những thông tin từ “Tài Liệu Panama” đang làm nóng dư luận, nhưng trước tiên cần phải khẳng định rằng, việc xuất hiện tên trong "Tài liệu Panama" hay việc có công ty offshore không đồng nghĩa với việc phạm pháp và những chỉ trích vô căn cứ là hoàn toàn sai lầm.
Thực tế, ngay cả Tổ chức Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), đơn vị cung cấp danh sách “Tài liệu Panama” cũng khẳng định rằng, không phải cứ có tên trong danh sách này thì là đều có các hành vi vi phạm pháp luật.
Bản thân ICICJ cũng công bố rõ ràng trong phần Tuyến bố từ chối trách nhiệm (Disclaimer) và phần Các câu hỏi thường xuyên (Frequently Asked Questions) là: “Việc thành lập các công ty và quỹ tín thác offshore thường là hợp pháp. Chúng tôi không khuyến nghị hoặc ám chỉ các cá nhân, công ty hoặc các tổ chức có tên trong ICIJ Offshore Leaks Database đã có những hành vi vi phạm pháp luật hoặc có các hành vi không chuẩn mực”.
Theo ICICJ, dữ liệu mà họ cung cấp chỉ đơn thuần bao gồm các thông tin về công ty offshore, chủ sở hữu của công ty offshore, các trung gian và người được ủy quyền. Hay nói cách khác chỉ là liệt kê lại các thông tin về các công ty đã từng được Công ty luật Mossack Fonseca, Công ty cung cấp dịch vụ quản lý tài sản cá nhân Portcullis và Commonwealth Trust Limited tư vấn thành lập.
Mục tiêu của ICICJ công bố các thông tin này chỉ là để cho công chúng biết về có sự hiện diện của các công ty offshore này và chủ sở hữu là ai chứ không phải để khuyến nghị hay ám chỉ là các công ty này có các hành vi vi phạm pháp luật.
Vậy tại sao họ lại mở các công ty Offshore?
Theo Tiến sĩ Lê Hồng Giang, một chuyên gia tài chính nhiều kinh nghiệm, nhiều công ty và cá nhân có hoạt động thương mại ở nước ngoài có lập các công ty, tài khoản offshore này để thuận lợi cho việc giao dịch. Theo ông, nhiều quĩ đầu tư, cả ở Việt Nam lẫn trên thế giới, sử dụng công ty offshore làm pháp nhân cho số tiền họ quản lý. Nhiều cá nhân giàu có cũng có tài khoản offshore vì những lý do cá nhân hoàn toàn hợp pháp không liên quan gì đến trốn thuế hay rửa tiền.
Hình thức công ty offshore phổ biến nhất theo ông Giang là holding company, nghĩa là một công ty không sản xuất/kinh doanh gì mà chỉ nắm giữ cash và/hoặc các loại tài sản khác. Ít người để ý cổ phiếu Alibaba niêm yết ở Mỹ thực ra là cổ phiếu của một shell company ở Cayman Islands, nhiều công ty Trung Quốc khác cũng sử dụng hình thức này để niêm yết ở nước ngoài.
Vì sao là BVI?
Có một thực tế là hầu hết các công ty hay cá nhân trong danh sách của “Tài liệu Panama” vừa công bố đều có tài khoản ở BVI.
Một câu hỏi được đặt ra ở đây là vì sao các công ty hay những cá nhân lại mở tài khoản ở British Virgin Islands (BVI)?
Theo một bài phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Công ty Luật Tilleke & Gibbins, Trọng tài viên VIAC, có 5 yếu tố khiến BVI trở thành điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có cả Việt Nam.
Đầu tiên, vì họ chính là thiên đường thuế. Công ty mở tại BVI và cổ đông không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào đánh vào thu nhập công ty, vào cổ phần, chứng khoán hay lợi nhuận từ việc chuyển nhượng cổ phần hay cổ tức. Ngoài ra, cũng không có bất kỳ loại thuế nào đánh vào tài sản thừa kế hay tài sản tặng từ cổ đông hay của công ty cho một bên thứ ba.
Ở đây có một điểm lưu ý quan trọng là để được hưởng chính sách miễn thuế, công ty BVI không được quyền kinh doanh với tổ chức, cá nhân nội địa. Các công ty BVI được thành lập chỉ cho mục đích hoạt động kinh doanh ngoài lãnh thổ BVI mà thôi.
Thứ hai, hình thức doanh nghiệp đa dạng, bao gồm công ty TNHH, công ty cổ phần (theo nghĩa của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam) có hay không có vốn điều lệ, công ty TNHH/cổ phần được thành lập bởi cam kết thanh toán của cổ đông (guaranteed company), công ty trách nhiệm vô hạn...
Thứ ba, thủ tục thành lập dễ dàng. Đạo luật điều chỉnh công ty hiện hành tại BVI là Đạo luật công ty kinh doanh BVI năm 2004 (BVI Business Companies Act 2004). Đạo luật này được coi là một trong những đạo luật về công ty trao nhiều quyền định đoạt cho các bên và ít quy định bắt buộc của cơ quan quản lý nhất thế giới. Về cơ bản, các bên có quyền thỏa thuận mọi điều khoản trong điều lệ (articles of association) và thỏa thuận thành lập (memorandum of association) sao cho đáp ứng đúng nhu cầu của các bên khi thành lập một doanh nghiệp.
Ví dụ, Đạo luật công ty BVI cho phép công ty:
(i) được thành lập với tối thiểu một cổ đông và một thành viên hội đồng quản trị;
(ii) công ty không cần phải có thư ký (cơ quan có chức năng gần giống ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam);
(iii) không có yêu cầu về vốn pháp định hoặc phải duy trì mức vốn tối thiểu nào đó;
(iv) cổ phần có thể có hoặc không có mệnh giá, được phát hành theo bất kỳ loại tiền tệ nào hoặc bởi nhiều loại tiền tệ đồng thời;
(v) cổ phiếu có thể là ghi danh hoặc không ghi danh (bất kỳ người nào giữ cổ phiếu là cổ đông công ty);
(vi) không phải lập sổ sách công ty và không phải nộp sổ sách này cho cơ quan đăng ký;
(vii) không phải nộp báo cáo tài chính hàng năm;
(viii) các bên có quyền tự thỏa thuận về tỷ lệ số phiếu cần thiết để tổ chức cuộc họp và thông qua một nghị quyết hay quyết định;
(ix) công ty có quyền mua lại cổ phần của mình mà không có hạn chế...
Ngoài ra, tại BVI cũng không có bất kỳ quy định nào về quản lý ngoại hối.
Thứ tư, lệ phí thành lập và duy trì công ty thấp. Lệ phí thành lập thông thường là 350 USD và lệ phí duy trì hàng năm là số tiền tương tự. Thù lao cho công ty luật hoặc công ty tư vấn giúp thành lập công ty vào khoảng từ 1.000 - 1.500 USD. Việc thành lập công ty cũng nhanh chóng, trong vòng hai đến ba ngày. Nếu sử dụng dịch vụ của công ty luật hoặc công ty tư vấn thì có thể thành lập công ty ngay trong ngày.
Thứ năm là tính bí mật về danh tính cổ đông. Khi thành lập, công ty BVI phải nộp văn kiện thành lập công ty, bao gồm thỏa thuận thành lập và điều lệ cho cơ quan đăng ký tại BVI (Registry of Corporate Affairs) và công chúng có quyền tiếp cận các văn kiện này. Tuy nhiên luật không yêu cầu các bên phải nêu trong văn kiện thành lập thông tin về cổ đông, thành viên hội đồng quản trị hay quan chức khác. Ngoài ra, luật cũng cho phép các bên được chỉ định người đứng tên thay mình (nominee) là cổ đông hay thành viên hội đồng quản trị trong công ty. Như vậy, về cơ bản chủ sở hữu/cổ đông công ty hoàn toàn nặc danh với thế giới bên ngoài.
Với những điều kiện thông thoáng trong việc thành lập và hoạt động công ty nên cũng dễ hiểu vì sao nhiều doanh nghiệp, tổ chức trên thế giới và của Việt Nam được thành lập ở BVI.
Mặc dù không đánh thuế nhưng nguồn thu từ việc cấp phép thành lập và chi phí duy trì công ty chiếm hơn một nửa trong GDP của BVI, tạo cho thu nhập bình quân đầu người tại BVI hơn 40.000 USDMỹ/năm.
Tuy nhiên, do điều kiện quá thông thoáng của BVI, nhiều tổ chức, cơ quan quản lý cũng đặt ra nhiều quan ngại về các vấn đề như rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố, trốn thuế, chuyển giá, thao túng, lừa đảo của các offshore có nguồn gốc BVI.
Nhiều tổ chức trên thế giới cũng bắt đầu lên tiếng phản đối và yêu cầu xóa bỏ các thiên đường thuế. Trong một thông báo của Oxfarm gửi báo chí ngày hôm qua, hơn 300 nhà kinh tế hàng đầu thế giới đã gửi thư tới lãnh đạo quốc gia toàn cầu với lời cảnh báo và thúc giục chấm dứt các "thiên đường thuế" cũng như hoạt động tài chính bí mật ở nước ngoài.
Thông điệp được đưa ra trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh về Tham nhũng sẽ được chính phủ Anh đăng đàn tổ chức tại London vào thứ Năm với sự tham gia của các chính trị gia từ hơn 40 quốc gia cũng như các đại diện từ Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Người đồng hành