Có thể chưa bao giờ nghe tên nhưng chắc chắn mỗi người đều sở hữu ít nhất 1 đồ dùng được sản xuất bởi máy móc của hãng này
FANUC là tập đoàn cung cấp máy móc, robot và hệ thống giám sát điều hành bàn máy lớn nhất thế giới.
- 03-03-2017“Cách mạng robot” làm rung chuyển nền kinh tế thứ 2 thế giới
- 27-02-2017Công ty Trung Quốc thành công lớn khi thay 90% lao động bằng robot, viễn cảnh máy móc cướp việc con người đã xảy ra?
- 21-02-2017CEO Microsoft: Robot sẽ không bao giờ thay thế được con người
Có thể bạn chưa bao giờ nghe thấy cái tên FANUC, nhưng chắc chắn bạn đang sở hữu ít nhất một món đồ được sản xuất bởi 1/400.000 loại máy móc của nhà sản xuất robot công nghiệp lớn nhất thế giới này.
Tập đoàn FANUC bao gồm 240 công ty liên doanh, chi nhánh và văn phòng tại hơn 46 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó lớn nhất là FANUC Corporation đặt tại Nhật Bản, Fanuc America Corporation tại Mỹ và FANUC Europe Corporation S.A tại Luxembourg.
FANUC cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tự động hóa như robot công nghiệp, hệ thống giám sát và điều khiển bàn máy. Khách hàng của tập đoàn này bao gồm các công ty sản xuất ô tô như Ford, Tesla hay các nhà sản xuất đồ điện tử. Ốp lưng kim loại dòng điện thoại iPhone cũng được sản xuất bởi máy móc FANUC.
Tháng 6 năm ngoái, công ty FANUC Nhật Bản đã khiến thế giới bàng hoàng khi tung ra loại robot công nghiệp chỉ cần 8 tiếng là có thể trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực bằng cách tự học. Robot công nghiệp có thể đạt được tốc độ làm việc và độ chính xác cực cao, nhưng thường thì chúng cần phải được lập trình cực cẩn thận. Khắc phục nhược điểm này, FANUC đã cho ra đời một loại robot sử dụng một kỹ năng học củng cố để tự trau dồi bản thân qua thời gian và đạt được độ chính xác 90% sau 8 giờ - tương đương khi được lập trình bởi chuyên gia.
Trong 6 tháng qua, cổ phiếu FANUC đã tăng 35% - gấp hơn 2 lần mức lợi nhuận 14% của chỉ số Nikkei. Theo Liên đoàn Robot Quốc tế, năm 2015 robot công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu đơn vị (mức doanh thu bán được trên 1 đơn vị sản phẩm) là 15%, trong khi doanh thu tăng 9% lên 11 tỷ USD. Trong năm 2016, lợi nhuận ngành tại Bắc Mỹ tăng 14% lên 1,8 tỷ USD. ABI Research - một công ty tư vấn nhận định doanh thu ngành robot công nghiệp sẽ tăng gấp 3 vào năm 2025.
Có một nhận thức phổ biến rằng robot chính là "kẻ cắp" việc làm lớn nhất của con người. Mới đây, Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia đã đưa ra một nghiên cứu ủng hộ mạnh mẽ quan điểm này. Phía này ước tính cứ mỗi 1 con robot được đưa vào sản xuất thì nền kinh tế Mỹ mất đi 5,6 người lao động.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tự động hóa và người lao động không phải lúc nào cũng hiển nhiên. Thị trường lao động đang xuất hiện một trào lưu mới rất được ủng hộ đó là "robot cộng tác". Loại robot này nhỏ hơn và dễ đưa vào làm việc cùng với con người hơn. Ngân hàng Barclays nhận định trong giai đoạn 2016 - 2020, doanh thu loại máy này sẽ tăng gấp 10 lần.
Hơn nữa, bằng cách cải thiện công suất, tự động hóa có thể tạo ra việc làm mới cho con người. Sử dụng robot trở thành cách thức sản xuất tiết kiệm tại các quốc gia phát triển có chi phí lao động cao, giúp những nước này lấy lại sản xuất từ các quốc gia nghèo hơn. Trong năm nay, Adidas - một công ty sản xuất đồ thể thao sẽ bắt đầu sản xuất giày thể thao làm bằng robot và 160 nhân công tại một nhà máy của Đức.