Có thể dự báo suy thoái thông qua thị trường chứng khoán
Giá cổ phiếu biến động, cảm xúc lấn át suy luận logic, các tín hiệu “lúc ẩn lúc hiện”. Có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta luôn coi thị trường chứng khoán là một phong biểu “yếu” để đánh giá một nền kinh tế.
Nhưng ở thời điểm này, quan niệm đó có thể sẽ phải thay đổi.
Nếu như ai đó muốn tìm hiểu những “thông điệp” từ thị trường chứng khoán, chắc chắn họ sẽ nhận được những thông tin không mấy khả quan. Giá trị thị trường lên đến 3 nghìn tỷ USD đã bị thổi bay. Nó được ví von như một cuộc “tàn sát” trong ngành ngân hàng và sự “thất bại” của ngành vận tải.
Theo nhiều các khác nhau, việc giá trị thị trường suy giảm và tỷ suất lợi nhuận thấp đã dấy lên hồi chuông cảnh báo cho một thời kỳ suy thoái.
Ngay cả khi thị trường chứng khoán “chỉ phản ánh đúng 5 giai đoạn suy thoái trong tổng số 9 lần dự đoán trước đây”, kết quả đó vẫn tốt hơn rất nhiều so với dự đoán của nhiều người, nhà kinh tế học Paul Samuelson nói.
“Tôi luôn để mắt đến mọi mặt của thị trường vì thị trường cho tôi những cái nhìn tổng quan lên phần lớn các nhà đầu tư”, theo John Carey, giám đốc quỹ đầu tư Amundi Pioneer Asset Management tại Boston, Mỹ. “Thị trường đôi lúc có thể không như mong đợi, nhưng tôi sẽ không bao giờ ngừng làm điều đó”.
Chỉ số S&P 500 đóng phiên hôm 14/12 giảm 11,3% so với thời điểm cuối tháng 9, với hơn một nửa mã cổ phiếu mất ít nhất 20% giá trị. Chỉ số Nasdaq giảm 13,9% so với cuối tháng 8, trong khi đó, chỉ số Russell 2000 (bao gồm những mã cổ phiếu vốn hóa nhỏ) cũng giảm tới 19%. Cả 3 chỉ số trên đều sẽ giảm trong năm nay.
Các chuyên gia cho rằng việc bán tháo không có quá nhiều tác động. Khi nhìn vào sự đi xuống của chỉ số S&P 500 trong vòng 12 tháng qua, David Kostin, chiến lược gia chứng khoán Mỹ tại Goldman Sach, cho rằng thị trường đang được định giá trong bối cảnh nền kinh tế “dậm chân tại chỗ”. Tình hình khá là bi quan khi công ty này dự đoán tình hình còn tệ hơn, thị trường sẽ giảm 2,5% vào năm sau.
Robert Buckland, chiến lược gia thị trường chứng khoán toàn cầu của Citi’s Group, cũng đồng quan điểm khi nhìn vào tỷ suất lợi nhuận của các công ty. Chỉ số MSCI World All-Country đang được định giá với viễn cảnh lợi nhuận trong năm 2019 sẽ giảm 1%, thấp hơn mức tăng 5% mà ông và đồng nghiệp dự đoán.
“Các mô hình của chúng tôi dự đoán thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ sụt giảm dựa trên kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận”, ông viết trong một bài báo hôm 13/12. “Điều này có nghĩa các nhà đầu tư nên mua vào cổ phiếu”.
Điều đó là khá hợp lý, nhưng mỗi khi tình trạng bán tháo gia tăng, sẽ khó khăn hơn để chấm dứt xu hướng đó. Giá trị cũng như chỉ số P/E của thị trường sẽ gắn liền với dự báo mức lợi nhuận cho các nhà đầu tư trong năm sau. Bloomberg đã tiến hành “dò” lại dữ liệu của năm 1992, khi mà chỉ số S&P 500 vào thời điểm này của năm nay đang đạt mức giá trung bình gấp 17,4 lần so với thu nhập và có thể duy trì con số này trong năm tới.
Giả sử cổ phiếu được định giá ở mức trung bình này, điều đó tương đương với việc mức thu nhập trên cổ phiếu sẽ đạt 152,5 USD trong năm 2019, không phải mức 174,5 USD như các nhà phân tích dự đoán. Nói theo cách khác, Phố Wall đã ước tính mức tăng lợi nhuận 9% vào năm sau, nhưng thực tế, con số đó có thể sẽ giảm 5%.
Ảnh: Reuters.
Bất đồng về lợi nhuận
Chắc chắn thị trường đã đi theo hướng không mong muốn và yếu cảm tính đang tràn ngập. Tình hình này cũng giống như 6 thời điểm trước đó, sau khi thị trường tăng giá từ năm 2009. Tất cả những sự kiện trước đều dấy lên lo ngại cho tăng trưởng kinh tế nhưng suy thoái đã không xảy ra.
“Thị trường đang diễn biến không như chúng ta mong muốn. Rõ ràng là thị trường đang tăng trưởng chậm lại nhưng tình trạng này, theo quan điểm của chúng tôi, sẽ không kéo dài quá lâu. Vào cuối ngày, vẫn có một lượng cầu rất lớn, có thể là chi phí tài sản cố định hoặc chi tiêu dành cho công nghệ. Không có gì thay đổi cả”, Anik Sen, giám đốc chứng khoán toàn cầu của PineBrigdge Investments, cho biết.
Nhà đầu tư nên nghe theo ý kiến của các chiến lược gia và cũng nên ghi nhớ xu hướng “tăng điểm” của Phố Wall. Trong vòng 2 thập kỷ vừa qua, khi thị trường hai lần chứng kiến sự sụt giảm giá trị, nhiều chuyên gia dự báo chưa lần nào đưa ra dự đoán về một năm đi xuống của nền kinh tế.
Những nhà kinh tế học cũng không thấy điều tương tự trong bối cảnh hiện nay. 89 nhà kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg đã đưa ra mức tăng trưởng GDP trung bình 2.6% vào năm sau.
Nhưng trong khi đó, một nghiên cứu vào năm 2014 của Prakash Loungani, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), đã chỉ ra rằng tất cả 49 giai đoạn suy thoái trên toàn cầu trong năm 2009 đều không được dự đoán bởi tất cả các nhà kinh tế học trong vòng một năm trước đó.
Loungani cũng cho biết, chỉ 2 trong số 60 thời kỳ suy thoái vào những năm 1990 được dự báo trước 1 năm .
Những mối đe dọa đến nền kinh tế ngày càng tăng lên, từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đến chính sách tiền tệ thắt chặt của Cục dự trữ liên bang Mỹ và Brexit.
“Cách thị trường định giá hiện nay dựa trên những sự kiện mang tính vĩ mô, và đó là điều đúng đắn”, theo Paul Richard, chủ tịch Medley Global Advisors LLC. “Tất cả đều là những sự kiện quan trọng, và nếu như những sự kiện đó diễn ra không đúng với mong đợi, chúng ta có thể sẽ mất nhiều tiền hơn”.