MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

'Có tiền mà không dám tiêu', nhiều địa phương viết đơn trả lại vốn đầu tư công

Tại hội nghị trực tuyến giữa Bộ Tài chính với 62 tỉnh, thành phố mới đây, Bộ Tài chính cho biết đã nhận được văn bản hoặc ghi nhận thông tin từ 5 địa phương, đề nghị trả lại kế hoạch vốn với tổng số vốn là 1.617,2 tỷ đồng, gồm 953,4 tỷ đồng vốn cấp phát là và 663,8 tỷ đồng vốn vay lại.

Theo đó, tính đến ngày 27/8/2020, số liệu giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (cấp phát) năm 2020 từ nguồn vốn nước ngoài của các địa phương là 8.411 tỷ đồng.

Đặc biệt, 2.878 tỷ đồng giải ngân theo cơ chế tài chính trong nước, đạt 21,86% so với dự toán được giao, tăng 9,14% so với số liệu được báo cáo tại hội nghị giải ngân ngày 25/6.

Bênh cạnh đó, số liệu giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 nguồn nước ngoài cho các địa phương vay lại đạt 5.767,6 tỷ đồng, tương đương 29,3% so với dự toán được các địa phương nhập trong hệ thống TABMIS (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) tính đến ngày 27/8.

Đại diện Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại nhận định rằng trong 2 tháng qua, việc giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài tại các địa phương đã cải thiện, nhưng tỷ lệ giải ngân vẫn còn thấp.

Điều đáng chú ý, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế phải chịu những tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19, Thủ tướng đã quyết liệt chỉ đạo phải giải ngân 100% vốn đầu tư công, tuy nhiên các bộ, ngành, địa phương lại đồng loạt viết đơn xin trả vốn đầu tư công.

Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của các địa phương bao gồm: vốn tạm ứng được rút về tài khoản của Ban Quản lý dự án nhiều; chậm làm thủ tục nên Bộ Tài chính chưa kiểm tra và ghi nhận được trên hệ thống; chậm đấu thầu dẫn đến chưa có khối lượng để giải ngân, chưa hoàn thành thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án, giải phóng mặt bằng; không tiếp nhận được thiết bị, chuyên gia từ nước ngoài do dịch bệnh Covid-19.

Đồng thời, 5 địa phương đã đề nghị trả lại kế hoạch vốn, tổng số 1.617,2 tỷ đồng, gồm 953,4 tỷ đồng vốn cấp phát là và 663,8 tỷ đồng vốn vay lại.

Điều đặc biệt đó là tình trạng "có tiền mà không dám tiêu" ở các địa phương chỉ mới xuất hiện trong năm nay. Lý do là vì trước đó, kế hoạch vốn đầu tư công được thực hiện và giải ngân trong 2 năm, dẫn đến việc nhiều đơn vị thường không trả lại vốn và sẽ tiếp tục thực hiện trong năm sau đó.

Tuy nhiên, theo quy định mới của Luật Đầu tư công năm 2019, thời hạn thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm chỉ đến hết ngày 31/1 (1 năm theo niên độ ngân sách).

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà kết luận nếu không đưa ra các biện pháp thúc đẩy giải ngân, tháo gỡ vướng mắc thì số vốn đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoài được các địa phương giải ngân sẽ không thể tăng nhiều.

Q.L

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên