Khaleej Times: Việt Nam là phép màu kinh tế khu vực châu Á
Ngày 1/9, tờ Khaleej Times đã đăng bài cho biết, sau 75 năm giành độc lập, Việt Nam đã đóng vai trò chủ chốt trong khu vực Đông Nam Á với nền kinh tế, văn hóa, xã hội không ngừng phát triển, đời sống tinh thần và hoạt động thương mại được cải thiện cùng với nền chính trị ổn định.
- 02-09-2020Xây dựng 4 tuyến đường ở Thủ Thiêm: Kiểm toán Nhà nước đề nghị giảm 274 tỉ đồng
- 02-09-2020[Ảnh] Quốc khánh ở khắp nơi thế giới từ khi Covid-19 bùng phát đến nay có gì đặc biệt?
- 02-09-2020The Straits Times: ASEAN cần nắm bắt nhanh cơ hội để "nổi" trong giai đoạn khủng hoảng
- 01-09-2020PMI của Trung Quốc tăng tháng thứ 4 liên tiếp và có mức tăng lớn nhất gần 10 năm
Thêm vào đó, tờ báo cũng khẳng định rằng thời gian gần đây, danh tiếng và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng cao.
Sau hơn 7 thập kỷ, Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đóng vai trò là người bạn, đối tác tin cậy, và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Năm 2019 được coi là một cột mốc quan trọng khi lần thứ hai Việt Nam giành được vị trí trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đây được đánh giá là một trong những chiến tháng quan trọng của Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, Việt Nam cũng đóng vai trò là Chủ tịch ASEAN vào năm 2020. Điều này là cơ hội để Việt Nam tận dụng các mối quan hệ song phương với các quốc giá khác, từ đó tạo ra động lực mới với mục tiêu nâng cao vai trò và vị thế của mình.
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa qua cũng đã đánh giá Việt Nam là một môi trường kinh doanh ổn định, đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. WB cũng dự đoánh nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong tương lai. Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế cũng đánh giá cao việc gia tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam trog hàng chục năm qua.
Đồng thời, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam đứng thứ 42/129 các quốc gia và vùng lãnh thổ, xếp thứ nhất trong số 26 quốc gia thu nhập trung bình và thứ 3 ở ASEAN.