Có trong tay 50 tỷ USD nhưng Masayoshi Son chưa biết nên làm gì, đầu tư vào đâu?
Từng chỉ cần trò chuyện vài giây cũng rót hàng tỷ USD, Masayoshi Son giờ đã bớt 'liều'?
Masayoshi Son luôn luôn thích nghĩ về những thứ ông ấy có thể "cảm thấy" khi trò chuyện với một doanh nhân tiềm năng. Với nhà đầu tư công nghệ Nhật Bản kỳ cựu này, dù là một cuộc gặp mặt đối mặt thoáng qua cũng có thể đủ để thuyết phục ông đầu tư hàng tỷ USD cho một startup.
Tuy nhiên, việc làm như vậy qua những cuộc họp video thì không dễ dàng chút nào. Điều này đang tạo áp lực lớn cho Son khi mà ông vừa bán hàng loạt tài sản và để lại 1 tài sản giá trị duy nhất là Alibaba.
Được biết đến với phong cách đầu tư liều lĩnh và làm theo bản năng, Son chuyển sang tập trung "phòng thủ" trong năm nay sau khi đại dịch đã gây ra sự bất ổn với tình hình tài chính của Softbank. Ông vẫn gặp gỡ với các nhà sáng lập để tìm những ứng viên đầu tư mới nhưng hầu hết thông qua các cuộc họp video.
Softbank đã huy động được 50 tỷ USD tiền mặt kể từ tháng 4, vượt mục tiêu 41 tỷ USD. Hơn nữa, họ cũng lên kế hoạch bán nhà sản xuất chip của Anh là Arm. Nếu thỏa thuận được nhà chức trách chấp thuận, Softbank sẽ chỉ để lại 25% cổ phần tại Alibaba, 40% cổ phần tại một chi nhánh di động Nhật Bản, 8,6% cổ phần ở nhà mạng Mỹ T-Mobile, quỹ Vision Fund và một lượng cổ phần ở WeWork.
Cổ phần tại Alibaba hiện trị giá khoảng 190 tỷ USD dựa trên giá cổ phiếu ngày thứ 6, lớn hơn tất cả các khoản đầu tư khác gộp lại. Thực tế, nó còn lớn hơn cả toàn bộ vốn hóa thị trường của Softbank là 14 nghìn tỷ yên (135 tỷ USD).
Son nổi tiếng khi nói rằng ông đã đặt cược 20 triệu USD vào startup của Jack Ma và năm 2000 và đó là khoản đầu tư thành công nhất cuộc đời ông. Trong chuyến thăm tới Trung Quốc, ông gặp 20 nhà sáng lập startup trong đó có Jack Ma. "Tôi có thể ngửi thấy anh ấy. Chúng tôi cùng giống loài", Son nhớ lại cuộc gặp với Jack Ma từ 20 năm trước.
Alibaba kể từ đó đã trở thành cỗ máy chính thúc đẩy cổ phiếu của Softbank tăng và danh tiếng của cá nhân Son. Tuy nhiên, rủi ro của việc nắm một lượng lớn cổ phần của công ty Trung Quốc đã chứng kiến áp lực vào cuối tuần trước khi cổ phiếu Alibaba giảm vì chi nhánh tài chính Ant Group của họ bị đình chỉ IPO. Cổ phiếu của Softbank sau đó cũng giảm 1% trong khi cổ phiếu các hãng công nghệ Mỹ lại tăng.
Trong khi đó, những thương vụ đặt cược khác của Son sau Alibaba thời gian gần đây đều không mấy thành công. Việc bán Arm với giá 40 tỷ USD là một ví dụ, trong đó gồm 2 tỷ USD phí "chia tay", 1,5 tỷ USD hoa hồng cổ phiếu cho nhân viên Arm và 5 tỷ USD trả cho Softbank nếu Arm đáp ứng những mục tiêu tài chính. Nếu không gồm những thứ này, mức giá bán sẽ gần như bằng con số 31 tỷ USD mà Softbank trả cho Arm vào năm 2016.
Việc bán cổ phiếu T-Mobile trị giá 20 tỷ USD thông qua thương vụ sáp nhập với Sprint được thực hiện 7 năm sau khi họ mua Sprint với giá 21,6 tỷ USD. Trong số những người mua có các lãnh đạo Softbank gồm Marceloa Claure, Rejeev Misra và Ronalnd Fisher – người từng vay Softbank tiền để rót vào thương vụ. Số cổ phiếu Softbank vẫn nắm ở T-Mobile hiện trị giá 12,5 tỷ USD – như một phần thỏa thuận, Softbank sẽ đưa ra lựa chọn cho Deutsche Telekom để mua hầu hết các cổ phiếu này.
Quỹ Vision Fund thì vẫn chưa tạo ra lợi nhuận như Son mong đợi khi bắt đầu đầu tư vào năm 2017. Softbank cam kết rót 33 tỷ USD cho quỹ này, phần còn lại do chính phủ Ả rập Saudi và Abu Dhabi đóng góp. Hầu hết số tiền 100 tỷ USD đã được tiêu. Đến tháng 6 năm nay, quỹ này đã bán một lượng cổ phần và trả lại 1,6 tỷ USD cho Softbank. Sau nhiều thất bại, hiện tại Vision Fund đang thực hiện ít các khoản đầu tư hơn vào các startup giai đoạn đầu.
Như một phần hoạt động huy động tiền gần đây, họ đã huy động được 14,7 tỷ USD thông qua "hợp đồng kỳ hạn trả trước" sử dụng cổ phần Alibaba. Tuy nhiên Softbank không giao cổ phiếu này cho tới tháng 1/2022 và nói rằng họ có thể chọn trả lại cho nhà đầu tư bằng tiền mặt.
Công ty cũng bắt đầu đầu tư vào một số công ty công nghệ Mỹ đã niêm yết, một bước đi nhằm làm giảm sự phục thuộc đầu tư vào duy nhất Alibaba. Tuy nhiên, việc này đã gây ra một vài sự chỉ trích vì thiếu minh bạch, đặc biệt là sau khi một vài bài báo nói rằng họ đã bỏ ra hàng tỷ USD để mua quyền chọn.
Tổ Quốc/Nikkei