MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cơn ác mộng của các hãng bán lẻ Mỹ: Liên tục chạy chương trình 'sale hàng hoá kịch sàn' xuống vài đô nhưng không ai mua

31-07-2022 - 15:49 PM | Tài chính quốc tế

Cơn ác mộng của các hãng bán lẻ Mỹ: Liên tục chạy chương trình 'sale hàng hoá kịch sàn' xuống vài đô nhưng không ai mua

Các hãng bán lẻ cho biết, người tiêu dùng lo lắng họ thiếu tiền sau khi mua thực phẩm và đổ nhiên liệu cho ô tô. Tuy vậy, họ lại chi tiêu cho những trải nghiệm đã bỏ lỡ trong thời kỳ đại dịch nhiều hơn, ví dụ như đi du lịch và ăn uống, thay vì mua sắm quần áo, đồ nội thất và gia dụng.

Một chiếc nồi chiên không dầu giảm từ 149 USD xuống 110 USD; tấm bạt lò xo giảm giá 10% và một bộ quần áo ngủ trẻ em nay có giá 9 USD thay vì 12 USD. Người tiêu dùng tại Mỹ không khó để nhìn thấy những tấm biển "Đại hạ giá" trong tuần vừa qua tại Walmart Supercenter - gần trụ sở của hãng bán lẻ ở Bentonville.

Cách thị trấn nhỏ nơi Sam Walton mở cửa hàng 5 cent đầu tiên vào năm 1950 và phát triển đế chế Walmart, các đợt giảm giá lớn cho thấy ngành bán lẻ của Mỹ đang gặp khó khăn chưa từng thấy trong việc dự đoán cả cung và cầu.

Tuần này, Walmart đã đưa ra cảnh báo về lợi nhuận lần thứ 2 trong hơn 2 tháng. Họ cho biết lạm phát tăng cao, đặc biệt là giá thực phẩm và nhiên liệu, đang ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu của khách hàng.

Cơn ác mộng của các hãng bán lẻ Mỹ: Liên tục chạy chương trình sale hàng hoá kịch sàn xuống vài đô nhưng không ai mua  - Ảnh 1.

Walmart tăng trưởng nhờ giá cả cạnh tranh và các chương trình giảm giá hấp dẫn. Nhưng giờ đây, họ lại đang tung ra nhiều đợt hạ giá hơn so với kế hoạch, đặc biệt là để giải quyết hàng tồn kho trong lĩnh vực may mặc. Tại cửa hàng trên Đại lộ South Walton vào tuần này, những quả bóng bay đã được cùng tấm biển "Thanh lý", với áo phông giá 4 USD và áo nỉ chỉ 11 USD.

Thông báo mới của Walmart cũng ảnh hưởng đến cả cổ phiếu của các hãng đối thủ như Amazon và HomeDepot. Song, hãng bán lẻ còn chưa nhắc đến sự thay đổi đột ngột trong chi tiêu của người tiêu dùng đang ảnh hưởng đến cả hàng tồn kho.

Cơn ác mộng của các hãng bán lẻ Mỹ: Liên tục chạy chương trình sale hàng hoá kịch sàn xuống vài đô nhưng không ai mua  - Ảnh 2.

Chi tiêu của người tiêu dùng cho hàng tạp hoá và ăn uống ở ngoài.

Tháng 5, Target cho biết họ sẽ phải hạ giá sản phẩm và hủy đơn đặt hàng để giải phóng lượng hàng tồn kho lớn từ TV cho đến bàn ghế ngoài trời. Bed Bath & Beyond, Macy’s và Gap cũng cho biết họ đang gặp vấn đề tương tự trong những tháng gần đây.

Các hãng bán lẻ cho biết, người tiêu dùng lo lắng họ thiếu tiền sau khi mua thực phẩm và đổ nhiên liệu cho ô tô. Tuy vậy, họ lại chi tiêu cho những trải nghiệm đã bỏ lỡ trong thời kỳ đại dịch nhiều hơn, ví dụ như đi du lịch và ăn uống, thay vì mua sắm quần áo, đồ nội thất và gia dụng.

Tuy nhiên, nhu cầu là yếu tố không thể đoán trước, đặc biệt là những người tiêu dùng không giàu có. Tuy nhiên đây mới chỉ là một phần của thách thức với các hãng bán lẻ. Một số doanh nghiệp đã tích trữ hàng hóa vào đầu năm nay do lo ngại chuỗi cung ứng tắc nghẽn.

Mattel - hãng sản xuất búp bê Barbie và xe Hot Wheels, cho biết vào tuần trước rằng lượng hàng tồn kho của họ đã tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, đối thủ Hasbro cũng ghi nhận lượng hàng tồn kho cao bất thường vì họ dự trữ hàng hóa cho mùa mua sắm cao điểm.

Zvi Schreiber - CEO của hãng dịch vụ logistics Freightos, cho biết: "Các nhà nhập khẩu lo ngại về tình hình chuỗi cung ứng. Họ không muốn có rủi ro.. Những nhà bán lẻ có khả năng đều tích trữ hàng hóa để sẵn sàng cho mua mua sắm cuối năm."

Cơn ác mộng của các hãng bán lẻ Mỹ: Liên tục chạy chương trình sale hàng hoá kịch sàn xuống vài đô nhưng không ai mua  - Ảnh 3.

Chi tiêu thực và danh nghĩa của người tiêu (nghìn tỷ USD).

Trước đó, hàng hóa tắc nghẽn ở các cảng của Mỹ và Trung Quốc đã khiến nhiều nhà bán lẻ thiếu sản phẩm để bán vào mùa thu năm ngoái, dẫn đến chi phí vận chuyển tăng cao và một số còn thiếu hàng. Các lô hàng đến muộn đã trở thành hàng tồn kho dư thừa, theo đó các hãng phải giảm giá vào mùa xuân hoặc cất lại vào kho để bán lại vào tháng 12.

Cước vận chuyển đường biển nay đã giảm 1 nửa so với mức đỉnh hồi năm ngoái, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch. Theo Freightos, tuần trước, phí vận chuyển trung bình của một container 40 feet từ châu Á đến bờ Tây nước Mỹ là 6.593 USD. Con số này thấp hơn 2/3 so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn cao gấp 4 lần so với năm 2019.

Các nhà bán lẻ đã nhập hàng hóa trước mùa mua sắm nghỉ lễ một thời gian dài. Song, họ đang phải đối mặt với chi phí lưu kho tốn kém. Prologis - hãng cho thuê kho, cho biết tỷ lệ lấp đầy trung bình của họ đã tăng từ 96% lên 97,6%, trong khi giá thuê các kho mới của Mỹ tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lời cảnh báo từ Walmart và các nhà lẻ khác đặt câu hỏi về việc họ sẽ bán số hàng hóa tồn kho đó như thế nào. Theo Vaughn Moore - CEO của công ty logistics AIT, việc này sẽ tùy thuộc vào nhu cầu trong dịp nghỉ lễ. Ông lưu ý, 2 khách hàng bán lẻ lớn của ông cũng

Mùa tựu trường sắp tới sẽ là thời điểm đưa ra bức tranh rõ ràng hơn về cách người tiêu dùng Mỹ bước vào mùa mua sắm lớn. Cuộc thăm dò của Liên đoàn Bán lẻ Mỹ cho thấy các hộ gia đình sẽ chi tiêu nhiều hơn 2% so với năm ngoái cho sổ tay, bút chì và các vật dụng khác. Song, tổng doanh thu của các hãng bán lẻ sẽ giảm nhẹ so với năm ngoái, từ 37,1 tỷ USD xuống 36,9 tỷ USD.

Tham khảo FT

https://cafef.vn/con-ac-mong-cua-cac-hang-ban-le-my-lien-tuc-chay-chuong-trinh-sale-hang-hoa-kich-san-xuong-vai-do-nhung-khong-ai-mua-20220731115831939.chn

Vu Lam

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên