Cơn ác mộng vàng ở quốc gia châu Á: Hủy đám cưới vì không có tiền mua vàng, bán cả đồ gia truyền chỉ để mua kim loại quý
Thị trường vàng đã chứng kiến những diễn biến đầy kịch tích kể từ khi cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine bắt đầu khiến lạm phát trở nên căng thẳng hơn. Điều này đã có tác động lớn ở một số thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất châu Á.
Nữ diễn viên Thái Lan Patcharasri Benjamas đã cảm thấy hối hạn sau khi bán vàng 3 tuần trước. Nếu chờ đợi lâu hơn một chút, cô có thể kiếm được nhiều tiền hơn khi giá vàng tăng vọt trong bối cảnh nhà đầu tư đổ xô tích trữ kim loại quỹ này.
Ban đầu, Benjamas đã chia sẻ về việc mình bán vàng trên mạng xã hội vì cho rằng cô đã "trúng số độc đắc" 30.000 baht (895 USD)/lượng Thái (baht weight). Khi giá vàng tiếp tục tăng phi mã lên 32.450 bath (968 USD), cô đã nói với người hâm mộ của mình rằng: "Mọi người hãy mắng tôi đi!". Hôm 22/3, giá vàng dao động quanh mức 31.897 baht (954 USD).
Thị trường vàng đã chứng kiến những diễn biến đầy kịch tích kể từ khi cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine bắt đầu khiến lạm phát trở nên căng thẳng hơn. Trong thời kỳ lạm phát, giá trị của tiền mặt sẽ sụt giảm. Vì vàng được tính bằng USD, nên việc mua kim loại này sẽ rẻ hơn khi những đồng tiền tệ như USD giảm giá. Theo đó, nhu cầu sẽ tăng và mức giá cũng bị đẩy lên cao hơn.
Đám cưới bị hủy vì nhà gái không có tiền mua vàng
Sự thiếu hụt nguồn cung dầu tư Biển Đen và tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng do ảnh hưởng của đã dịch đã khiến nhà đầu tư tìm đến vàng. Đây là loại tài sản được coi là "hầm trú ẩn" trong thời kỳ khủng hoảng.
Điều này đã có tác động lớn ở một số thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất châu Á, trong đó có Thái Lan. Tại đây, nhà đầu tư đang bán vàng khi giá tăng cao hay mua vào để phòng ngừa lạm phát. Hiệp hội các Nhà kinh doanh Vàng Thái Lan dự đoán giá vàng có thể lên tới 33.000 baht (985 USD) nếu xung đột Nga – Ukraine tiếp diễn.
Song, những người đang tìm cơ hội kiếm tiền từ việc vàng tăng giá nên trì hoãn kế hoạch này nhằm phòng ngừa sự suy yếu của các đồng tiền tệ và chờ đợi giá vàng tiếp tục tăng trong tương lai, theo Aat Pisanwanich – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thương mại Quốc tế tại Phòng Thương mại Thái Lan.
Ông cho hay: "Nếu bạn bán vàng lấy tiền bây giờ, số tiền đó sẽ không có giá trị nhiều trong thời kỳ lạm phát. Tùy vào diễn biến của cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine. Nếu xung đột có sự xuất hiện của vũ khí hóa học, hạt nhân hay sự can thiệp của NATO thì tôi nghĩ giá vàng ở Thái Lan có thể lên tới 40.000 baht (1.193 USD).
Còn ở Ấn Độ, giá vàng tăng đã khiến ngành tổ chức tiệc cưới rơi vào hỗn loạn. Là nước tiêu thụ vàng lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc, nhu cầu đối với kim loại quý ở Ấn Độ là không có giới hạn. Tại quốc gia này, vàng không chỉ là biểu tượng cho địa vị xã hội mà còn mang giá trị tôn giáo và văn hóa, thường được mua để làm quà cưới, quà sinh nhật hay một số dịp lễ tôn giáo.
Giá vàng tại Ấn Độ đạt 55.000 rupee (729 USD)/10 gam vàng 24 carat vào dầu tháng này. Tháng 8/2020, giá vàng chạm mức cao kỷ lục là hơn 56.000 rupee (736 USD) khi tâm lý hoảng loạn do ảnh hưởng của đại dịch đẩy nhu cầu lên cao.
Pankaj Dhariya – 34 tuổi, nhân viên kinh doanh ở Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ, đã phải hủy bỏ đám cưới vào tháng 4 tới đây vì "phía nhà gái không đủ khả năng để trao vàng cho nhà trai." Anh chia sẻ: "Cha tôi khuyên gia đình cô dâu nên mua vàng trả góp. Tuy nhiên, họ nói rằng, vì chi phí tổ chức tiệc, địa điểm, quà tặng và quần áo đã rất cao nên họ chỉ có đủ khả năng để tặng tôi trang sức bằng bạc. Do đó, đám cưới bị hoãn ngay lập tức."
Một cô dâu 28 tuổi đang làm giáo viên ở New Delhi cũng cho biết cô rất buồn khi mẹ cô phải bán đồ trang sức đi để mua vàng và chuẩn bị cho đám cưới vào tháng 5. Cô nói: "Mẹ chồng tôi yêu cầu chúng tôi phải có 20 gam vàng là một phần trong của hồi môn không thì sẽ hủy đám cưới."
Ở những nơi khác tại vùng nông thôn Ấn Độ, nhiều người đang tận dụng việc giá vàng tăng để bán vàng, nhằm giảm rủi ro cho một cuộc khủng hoảng khác đó là làm ăn thua lỗ do ảnh hưởng của đại dịch.
Nhà đầu tư thận trọng khi đầu tư vàng
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) cho biết nhiều người dân nước này đã đi lấy vàng làm tài sản thế chấp để đi vay ngắn hạn. Trong khi đó, những người độc thân vẫn đang thận trọng theo dõi biến động của giá vàng, họ muốn mua vào khi giá ổn định trở lại.
Hiện tại, các nhà bán lẻ trang sức đang nhận thấy nhu cầu giảm dần trong bối cảnh giá tăng cao. Arjun Varadaraj – giám đốc điều hành của một trong những cửa hàng trang sức lớn nhất ở trung tâm vàng Chennai, cho hay: "Chúng tôi đã chứng kiến nhu cầu mua/bán lẻ vàng giảm với tốc độ ổn định, khi mọi người đã hiểu rõ về mức giá. Nhà đầu tư trẻ đang đổ xô vào trái phiếu và các quỹ tương hỗ đầu tư vàng, thay vì mua vàng."
Tình hình ở New Delhi cũng tương tự. Ankit Surana – chủ sở hữu của Surana Jewellers, cho biết "mọi người đang chứng kiến giá leo thang với tâm lý lo ngại". Ông nói: "Đây là sẽ là lần ‘bắt đáy’ tồi tệ nhất trong thời gian gần đây. Tình trạng bán tháo trong hoảng loạn cũng xảy ra, sự biến động hiện tại trên thị trường cũng tương tự như những gì tôi chứng kiến khi đại dịch dịch bắt đầu bùng phát."
Chủ sở hữu của Padmavati Jewels - Arun Parakh, cho biết nhiều người cũng đang làm như những gì mẹ của của Sharma đã làm đó bán đồ gia truyền lấy vàng. Ông cho hay: "Do giá bất ổn và biến động lớn, nên mọi người đang chờ đợi giá ổn định trước khi mua vào."
Ở thời điểm hiện tại, giá vàng biến động và sẽ tiếp tục như vậy. Sau khi tăng đột biến vì xung đột Nga – Ukraine xảy ra, giá vàng cũng nhanh chóng giảm theo diễn biến của các cuộc đàm phán hòa bình. Diễn biến giá không biến động sau khi Fed nâng lãi suất vào tuần trước, dù nhiều chuyên gia dự đoán giá vàng sẽ giảm khi đồng USD tăng. Đồng USD giảm nhẹ sau khi Fed tăng lãi suất. 2 ngày sau đó, việc Nga thanh toán đúng hạn các trái phiếu nước ngoài đã khiến giá vàng đi xuống.
Tuy nhiên, bất chấp những biến động, Hội đồng Vàng Thế giới dự đoán rằng lạm phát sẽ tiếp tục kéo dài và làm tăng sức hấp dẫn của vàng. Cơ quan này dự đoán vàng sẽ là một loại tài sản giúp nhà đầu tư "đa dạng hóa" danh mục để phòng hộ cho thị trường vốn và tiền mặt.
Tham khảo SCMP