MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

'Con cái ghét nhất lời nói nào từ cha mẹ?' - Câu trả lời khiến nhiều phụ huynh giật mình

03-06-2023 - 22:26 PM | Sống

'Con cái ghét nhất lời nói nào từ cha mẹ?' - Câu trả lời khiến nhiều phụ huynh giật mình

Con cái có thể không hoàn toàn trở thành những gì cha mẹ mong đợi, nhưng chúng nhất định sẽ trở thành những gì cha mẹ nói.

Trên một trang mạng xã hội hỏi đáp nổi tiếng từng có chủ đề: "Con cái ghét nhất lời nói nào từ cha mẹ?". Trong hàng nghìn bình luận, có một điều được nhiều người nhắc đến, đó là: Chê con hướng nội!

Một cư dân mạng đã chia sẻ lại câu chuyện của mình: Anh này khi còn nhỏ không thích nói chuyện, chỉ thích trốn vào một góc chơi đồ chơi, hễ có khách đến nhà là lập tức chui vào phòng.

Khi học tiểu học, giáo viên chủ nhiệm luôn nói rằng anh quá ít nói và không hòa nhập với người khác. Bố mẹ anh rất lo lắng vì điều này. Khi con học trung học cơ sở, người mẹ thường xuyên đưa con đi giao lưu để cải thiện tính hướng nội. Bà đưa anh đến các bữa tiệc tối khác nhau, không chỉ bắt con phục vụ trà cho người lớn mà còn yêu cầu con chào hỏi bất cứ ai gặp mặt.

"Lúc đó tôi đứng dậy, đỏ mặt nhấp một ngụm trà, không biết nói gì nên ngồi xuống. Những người lớn bắt đầu giáo dục tôi, nói những câu như 'Con nhát quá, sau này không lấy được vợ đâu'. Tôi còn ở tuổi vị thành niên, bị một đám đông chế nhạo, trong lòng rất xấu hổ. 

Có gì sai khi tôi không nói chuyện? Có gì sai khi tôi không hòa đồng? Tôi vẫn đỗ vào một trường đại học tốt, tìm được một công việc tốt và yêu một người tốt. Một người hướng nội vẫn có thể sống một cuộc sống bình thường!", cư dân mạng này nói.

"Con cái ghét nhất lời nói nào từ cha mẹ?" - Câu trả lời khiến nhiều phụ huynh giật mình - Ảnh 1.

Những bất bình như vậy, tin rằng nhiều đứa trẻ từng bị gắn mác "hướng nội" cũng từng cảm thấy.

Hướng nội = khuyết điểm tính cách = xấu = thất bại?

Trong suy nghĩ truyền thống, hướng nội = khuyết điểm tính cách = xấu = thất bại. Nhưng nhà tâm lý học Marty Olson Lanney, tác giả cuốn sách "Thuận lợi của những người hướng nội" đã khẳng định: "Hướng nội và hướng ngoại là hai loại tính khí khác nhau, không có sự khác biệt giữa tốt và xấu".

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai nằm ở cách hấp thụ năng lượng. Những người hướng nội thích tiếp thêm năng lượng bằng cách ở một mình, trong khi những người hướng ngoại thích tiếp thêm năng lượng thông qua giao tiếp xã hội. Có thể thấy, hướng nội là một đặc điểm chứ không phải nhược điểm.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sống nội tâm có suy nghĩ tinh tế hơn và cảm xúc nhạy cảm hơn. Khi không nói chuyện, những đứa trẻ hướng nội thực sự đang lặng lẽ quan sát mọi thứ xung quanh chúng; Khi ở một mình, đứa trẻ hướng nội thực sự suy nghĩ rất nhiều ... Ngoài những cảm xúc tinh tế, những đứa trẻ hướng nội còn có khả năng tập trung tốt hơn và dễ thành công hơn trong những lĩnh vực chúng giỏi.

Một tỷ lệ đáng kể những đứa trẻ ít nói có thể tập trung hơn vào một việc, điều này dễ dàng đạt được thành tích hơn. Vì vậy, hướng nội hoàn toàn không đồng nghĩa với thất bại.

Cha mẹ có thể làm gì để nuôi dạy tốt hơn những đứa trẻ hướng nội?


1. Coi tính hướng nội của trẻ là một đặc điểm hơn là một khuyết điểm, đặc biệt là các bé trai

Trong quan niệm truyền thống, con trai có rất nhiều điều kiêng kỵ: Không được khóc, không được yếu đuối, không được thích màu hồng, không được nhút nhát. Những chàng trai có tính cách trầm lặng luôn bị gắn mác "sống nội tâm" và "chẳng ra gì".

Nghiên cứu tâm lý trẻ em cho thấy, con cái có thể không hoàn toàn trở thành những gì cha mẹ mong đợi, nhưng chúng nhất định sẽ trở thành những gì cha mẹ nói. Nếu bạn luôn dán nhãn cho con mình một cách tiêu cực, trẻ sẽ dần trở thành người xấu. Nếu không gắn mác "hướng nội" và chê bai, con mới có thể dễ dàng tiếp nhận bản thân và trở thành một người tự tin.

2. Tôn trọng nhu cầu được ở một mình của con bạn

Nhà khoa học Einstein đã từng được hỏi trong một cuộc phỏng vấn, "Bí quyết thành công của ông là gì?". Ông trả lời: "Không phải tôi thông minh, tôi chỉ dành nhiều thời gian hơn cho vấn đề". Hóa ra Einstein vốn ít nói từ nhỏ, thay vì lo lắng sau này con sẽ lạc nhịp với thế giới, mẹ ông đã để ông ở một mình trong thời gian dài.

Vì vậy, Einstein có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ và nghiên cứu các vấn đề, để rồi cuối cùng trở thành nhà vật lý làm thay đổi lịch sử nhân loại. 

3. Giúp trẻ tìm thấy niềm đam mê thực sự

Một nghiên cứu về giới tinh hoa xã hội ở Hoa Kỳ kéo dài hơn 30 năm cho thấy những người hướng nội có tài năng vô song về văn học, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học và các lĩnh vực khác mà người hướng ngoại không thể sánh được.

Vì vậy, nếu trong gia đình có "homeboy", "homegirl", cha mẹ có thể hướng con đến nghệ thuật, nghiên cứu khoa học, biết đâu sẽ phát hiện ra năng khiếu riêng của con mình. 

Ai sinh ra cũng có thể là thiên tài. Nhưng nếu bạn đo khả năng của một con cá bằng khả năng leo cây của nó, thì con cá sẽ sống trong tủi hổ suốt phần đời còn lại. Một đứa trẻ hướng nội là một con cá lớn dưới biển sâu. Họ đối mặt với khó khăn và thất bại một cách bình tĩnh; Họ nhạy cảm, tinh tế, nhận biết được những thay đổi của môi trường và cảm xúc của con người.

Hướng nội yếu tố từ gene và là đặc tính không đổi (trên thực tế, con người càng có xu hướng trở nên hướng nội hơn theo độ tuổi). Điều này có nghĩa là - dù đôi khi con có thể sống động làm cho bạn ngạc nhiên - nhưng nhìn chung trẻ sẽ luôn thích môi trường yên tĩnh, ít kích thích (và có nhiều thời gian ở một mình).

Nếu con bạn là đứa trẻ hướng nội, hãy bắt đầu bằng việc tôn trọng đặc tính riêng của con, và giúp con phát huy các điểm mạnh sở trường. Dạy con cách quản lý và điều tiết năng lượng, cũng như thoải mái với nhu cầu cần được ở một mình để "hồi sức". Sau đó, hãy giúp con dần bước ra khỏi vùng an toàn, thử thách cách giới hạn của bản thân, để con cảm nhận được nhiều hơn các thành tựu của chính mình.

Theo Hiểu Đan

Phụ nữ Việt Nam

Trở lên trên