Con cái lớn lên không hiếu thảo, nguyên nhân có thể ẩn chứa trong 4 câu cửa miệng của cha mẹ vô tâm
Đôi khi, vì quen mồm, cha mẹ có thể vô thức nói ra những lời sai lầm, gây ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách của trẻ.
- 03-05-20238 người bạn rủ nhau sống chung trên núi: Gần như chẳng tốn đồng nào, có thêm "hàng xóm" bất ngờ, nuôi dạy thế hệ nhỏ giữa núi đồi
- 30-04-2023Nhà tuyển dụng gây tranh cãi khi phát ngôn: CV có yếu tố này sẽ bị ném luôn vào thùng rác - Sai lầm “nhớ đời” hay chỉ là sự ngớ ngẩn của công ty?
- 16-04-2023Ngôi trường quốc tế ấn tượng từ vẻ ngoài, chủ yếu làm bằng tre, dành giải thưởng kiến trúc đình đám: Đến cách giảng dạy cũng khác biệt
Trong cuộc sống, một số bậc cha mẹ thường có tư duy rằng, bản thân mình có thể chịu khổ nhưng không muốn con cái phải chịu đựng bất cứ khó khăn nào. Suy nghĩ này khiến họ vô thức cưng chiều con cái quá mức, thường cố gắng thỏa mãn bất cứ thứ gì mà con muốn.
Thế nhưng, mọi tình cảm đều cần đến từ song phương thì mới có thể bền chặt. Khi cha mẹ "đầu tư" quá nhiều tình cảm, công sức vào con cái, không ít người trong số họ mặc định rằng, con cái cũng sẽ yêu thương mình như vậy trong tương lai.
Không phải lúc nào thực tế cũng được như vậy. Nuông chiều quá mức cũng chỉ là một trong những biểu hiện của việc giáo dục sai cách, có thể làm quá trình hình thành nhân cách của trẻ bị sai lệch.
Đến khi con cái trở nên ngỗ ngược, bất hiếu, họ mới muộn màng tự hỏi: "Tại sao lại thành như vậy?"
Điều này khiến các phụ huynh phải thường xuyên quản lý lời nói và hành động của mình trước con cái. Đối với 4 "câu cửa miệng" sau đây càng phải tránh xa:
1. "Cha mẹ hi sinh cho con rất nhiều, con phải báo đáp tương tự"
Người ta thường nói, "Nuôi con để dưỡng già". Sở dĩ như vậy là bởi vì người xưa luôn quan niệm rằng, con cái có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ già.
Thế nhưng có con là lựa chọn của chính bản thân mỗi người, do họ tự nguyện quyết định. Họ cần phải làm tròn trách nhiệm với việc nuôi nấng, dưỡng thành.
Để rồi khi con cái lớn lên, chúng cũng có cuộc sống và lựa chọn của riêng mình. Con cái đã trở thành những người trưởng thành, không còn là trách nhiệm hay sở hữu của bất cứ ai.
Cha mẹ yêu thương con nên thể hiện trong hành động quan tâm và chăm sóc, nên ủng hộ cho mỗi quyết định của con, chứ không nhất thiết phải biến chúng thành "gông xiềng trói buộc".
Điều này chỉ vô tình khiến các con cảm thấy bị ép buộc, nảy sinh tâm lý bất mãn.
2. "Cha mẹ làm tất cả vì tốt cho con"
Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy rằng tôi làm điều này vì lợi ích của con cái, nhưng bọn trẻ không hiểu. Họ chỉ biết oán trách về những khó khăn, vất vả mà bản thân đã phải chịu.
Không ít người trong số đó lại trực tiếp can thiệp và kiểm soát con cái dưới ngọn cờ "vì lợi ích của chính con". Thực tế, thói quen này chỉ nhằm thỏa mãn những mong muốn bên trong của chính họ.
Cha mẹ đừng nên oán trách con cái không biết đến công lao, sự cố gắng của bản thân.
Kiểu yêu thương này dễ khiến trẻ cảm thấy phiền chán, dễ rơi vào tâm lý nổi loạn.
Vì vậy, là cha mẹ, bạn phải chấn chỉnh tâm lý của mình, đừng áp đặt ý muốn của mình lên con cái mà hãy suy nghĩ từ góc độ của con cái, học cách lắng nghe và thấu hiểu con.
3. "Lớn lên con nhất định phải báo hiếu bố mẹ"
Nhiều người thường vô tình biến điều này thành câu cửa miệng khi nói chuyện với con cái. Họ không hề mang ý xấu, mà chỉ đơn thuần gửi gắm hi vọng con sẽ trưởng thành nên người.
Tuy nhiên, hiếu thảo không chỉ là một từ đơn giản, mà cần phải thực hiện bằng hành động. Thay vì dùng lời nói để tạo áp lực, khiến con nảy sinh sự phản cảm, cha mẹ có thể chú ý xây dựng thói quen cho con từ khi còn nhỏ.
Cha mẹ có thể cùng con cái hiếu kính người lớn tuổi, để trẻ từ từ cảm nhận tình cảm gia đình. Đây mới là một cách giáo dục tinh tế.
Đồng thời, hãy dạy cho con về lòng biết ơn. Khi con nhìn thấy tình yêu của cha mẹ, trẻ sẽ ghi nhớ điều đó bằng cả trái tim mình. Sau này, khi đã trưởng thành, con cái vẫn sẽ hiếu thuận mà không cần bất cứ ai nhắc nhở.
4. "Cha/mẹ không quan tâm đến con nữa, tất cả là lỗi của con"
Có một câu nói rất hay rằng: Trong một gia đình, cha mẹ là bản chính và con cái là bản sao.
Khi những đứa trẻ không cảm nhận được sự ấm áp và hạnh phúc trong gia đình, chúng sẽ đối xử tiêu cực với cuộc sống và những người xung quanh. Ví dụ, thường xuyên phàn nàn rằng cha mẹ không tốt với mình, phàn nàn rằng cha mẹ không quan tâm đến mình, v.v., Điều này sẽ khiến thế giới nội tâm của trẻ trở nên tiêu cực.
Cha mẹ đối xử với con cái thế nào, con trẻ cũng sẽ học cách đối xử như vậy với cha mẹ của mình. Nếu cứ tiếp tục như vậy, con không những không cảm thấy có lỗi với cha mẹ mà càng trở nên "nghịch tử" và "bất hiếu" hơn.
Vì vậy, nếu muốn con cái yêu thương mình, bạn phải học cách đồng cảm và xem xét vấn đề từ quan điểm của đối phương.
Lời kết
Có một câu nói rất hay: "Cha mẹ có thể không hoàn hảo, nhưng nhất định phải tử tế."
Hãy nhớ rằng: Con cái cần tình yêu và sự quan tâm từ cha mẹ, nhưng đừng làm điều đó một cách mù quáng.
Chúng ta có thể cùng đồng hành với sự trưởng thành của con, nhưng sau đó cũng phải học cách buông tay đúng lúc. Bạn có thể yêu thương con cái, nhưng đừng chiều chuộng quá mức hay áp đặt lối sống của mình lên trẻ.
Có như vậy, con cái mới biết biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ.
*Nguồn: NetEase
Thể thao & Văn hóa