Con có 2 hành động kỳ quặc này thì bố mẹ đừng sợ: Không phải bệnh tâm thần mà là DẤU HIỆU CỦA NGƯỜI THÔNG MINH
Không phải hành động bất thường nào của con cũng đáng lo!
- 02-12-2021Cặp vợ chồng "mỗi người có một chân" gây sốt CĐM: Từ những mảnh ghép không hoàn thiện, một mái ấm vẹn tròn ra đời, gây xúc động nhất là bức ảnh dạy con tập đi
- 01-12-20214 cách nuôi dạy con, tạo ra 4 khả năng thành công về TÀI CHÍNH trong tương lai của đứa trẻ
- 30-11-2021“Ép” con học từ thực tế, không thả cửa nuông chiều: Cách dạy con của gia đình shark Hồng Anh, Minh Nhựa, cũng được người Do Thái áp dụng
Mỗi khi con có hành vi kỳ lạ, nhiều cha mẹ chưa tìm hiểu kỹ nguyên nhân đã vội chê trách, mắng con "nghịch ngợm", "cứng đầu". Không phải hành vi bất thường nào ở trẻ cũng là "không ngoan". Đôi khi nó là dấu hiệu của chỉ số IQ cao và cha mẹ cần nắm bắt được điểm này để rèn luyện, phát triển trí thông minh cho con. Thực tế, có rất nhiên vĩ nhân trong lịch sự từng bị gán mác "bất thường", "tâm thần".
Chẳng hạn như nhà bác học thiên tài Albert Einstein (1879 - 1955). Nhân loại ngày nay đều biết đến trí tuệ phi phàm của Einstein nhưng mấy ai biết được, hồi nhỏ ông từng bị cho là đứa trẻ bất thường, chậm phát triển trí tuệ.
Năm 4 tuổi, Einstein vẫn chưa biết nói. Tới khi đi học, ông bị thầy cô, bạn bè chê bai là ngốc nghếch. Thậm chí thầy hiệu trưởng còn tuyên bố: "Đứa trẻ này mai sau sẽ chẳng làm được gì". Điều này khiến Eistein buồn bã và không muốn đến trường.
Albert Einstein thuở nhỏ.
May mắn cho Eistein, ông có một người mẹ thông minh, hiểu biết và luôn động viên con trai hết mực. Còn cha của Eistein là người nhìn xa trông rộng. Ông sớm phát hiện ra con trai mình có năng khiếu và những đặc điểm của một nhà Khoa học.
So với những đứa trẻ đồng trang lứa, Einstein chỉ thích ngồi tĩnh lặng suy nghĩ và đặt những câu hỏi lạ lùng. Nhờ có sự hỗ trợ, ủng hộ hết mình của bố mẹ mà Einstein sau đó đạt những thành tích tuyệt vời trong sự nghiệp nghiên cứu Vật lý.
Vậy nên khi con có hành vi bất thường, bố mẹ đừng vội sợ hãi mà hãy tìm hiểu kỹ. Theo các chuyên gia nuôi dạy con, có 2 hành động ở trẻ tưởng bất thường nhưng lại là dấu hiệu của những BỘ ÓC THÔNG MINH.
01
Thích thò tay, chui đầu vào lỗ
Từng có rất nhiều gia đình phải gọi đội cứu hỏa đến trợ giúp vì con táy máy, chui đầu vào khe hàng rào, ống nước,... và bị kẹt lại. Thấy con như vậy, phụ huynh vừa lo lắng, vừa bực bội, chỉ muốn đánh cho con một trận để bớt nghịch. Nhưng cha mẹ cứ bình tĩnh nhé!
Việc trẻ thích sờ tay, khám phá các không gian, khoảng trống thực chất là biểu hiện của IQ cao. Từ lâu, các chuyên gia giáo dục đã lý giải nguyên nhân khiến trẻ bị mắc kẹt trong những “lỗ hổng” này. Đó là bởi trẻ đang trong thời kỳ nhạy cảm về không gian. Giai đoạn này thường trong khoảng từ 0-6 tuổi. Trẻ đột nhiên bị ám ảnh bởi một hành vi hoặc sở thích kỳ lạ nào đó, và "chui lỗ" là một trong những biểu hiện.
Ảnh minh họa.
Cha mẹ phải nắm bắt thời kỳ này để dạy dỗ con. Bởi giai đoạn này, não bộ của trẻ đang hoạt động với tốc độ cao. Trẻ nhạy cảm về không gian không chỉ có khả năng định hướng tốt mà còn có trí tưởng tượng phong phú. Những đứa trẻ này sẽ học rất tốt các môn khoa học, đặc biệt là Hình học khối. Thực tế, những đứa trẻ có trí tưởng tượng không gian kém thường bị hạn chế rất nhiều trong cả công việc và học tập.
02
Trẻ ngồi nói chuyện một mình
"Con búp bê này phải để đây chứ nhỉ?", "hộp màu kia phải để trên giá sách mới đúng",... - đôi khi con tự ngồi nói chuyện một mình khiến bố mẹ phát hoảng và vội chạy lại hỏi. Nhiều phụ huynh thậm chí quát con không được lẩm bẩm như thế, vô tình làm gián đoạn sự tập trung, quá trình suy nghĩ logic của trẻ.
Nghiên cứu của Đại học Bangor (Anh) đã chỉ ra, một người thường xuyên nói chuyện với chính mình cho thấy: Não bộ của anh ta có chức năng nhận thức vượt xa người bình thường.
Khi một đứa trẻ tự nói chuyện với chính mình sẽ tương đương với việc chuyển hóa thông tin thành tiếp nhận thính giác, khiến não bộ hoạt động nhanh hơn, tăng khả năng tập trung tư duy và hiệu quả làm việc.
Với những đứa trẻ từ 3 tuổi trở lên, do đi học mẫu giáo, tiếp xúc với cô giáo, bạn bè nên tích lũy thêm kinh nghiệm xã hội. Càng có nhiều kinh nghiệm xã hội, trẻ càng mong muốn nói nhiều. Các em không chỉ có nhiều điều muốn nói với gia đình mà còn với cả những người bạn đồ chơi và tưởng tượng chúng sẽ phản ứng ra sao.
Những đứa trẻ này thường rất thông minh. Bởi vì khi nói chuyện với chính mình, trẻ đang không ngừng cố gắng tìm hiểu suy nghĩ của người khác, và suy nghĩ về giải pháp cho mọi việc. Tuy nhiên có một điều mà cha mẹ cần lựu ý. Việc trẻ nói chuyện một mình chỉ bình thường khi trẻ vẫn giao tiếp tốt với người khác. Nếu trẻ không nói chuyện với ai mà cả ngày chỉ ngồi nói một mình thì đó lại có thể là dấu hiệu của tự kỷ.
Pháp luật và bạn đọc