MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Con có 2 hành động này, tuy THÔNG MINH đấy nhưng bố mẹ phải khéo léo can thiệp: Kẻo từ lợi biến thành tai hại lúc nào không hay!

25-01-2022 - 20:37 PM | Sống

Cách giáo dục đúng đắn của cha mẹ sẽ khiến trẻ phát triển tốt nhất.

Theo các chuyên gia Tâm lý và Nuôi dạy con cái, trẻ 2 hành động tuy "kỳ lạ" nhưng thực chất lại là biểu hiện của sự thông minh. Bố mẹ khi phát hiện đừng vội cấm cản, quát mắng, thay vào đó cần có biện pháp ứng xử khéo léo, tinh tế để giáo dục con tốt nhất.

- Trẻ thích giả khóc 

Khóc là bản năng bẩm sinh của trẻ. Ngay từ khi chào đời, trẻ dùng tiếng khóc để thể hiện nhiều cảm xúc và nhu cầu khác nhau. Dù đói, muốn thay tã hay buồn ngủ thì trẻ đều thể hiện bằng tiếng khóc. Chỉ là khi đứa trẻ lớn lên, khả năng nhận thức tiếp tục hoàn thiện, và dần dần, tiếng khóc cũng trở thành một vũ khí lợi hại.

Cậu bé Tiểu Đường (Trung Quốc) năm nay 2 tuổi. Tuần trước, khi cả gia đình đi siêu thị, cậu bé nhìn thấy một con rô bốt có thể thay đổi hình dạng ở quầy đồ chơi. Dù mẹ giục đi tiếp nhưng Tiểu Đường vẫn đừng lì tại quầy hàng. Người mẹ nổi nóng nên quát "Nhà mình có nhiều rô bốt lắm rồi, mau đi về" nhưng Tiểu Đường bắt đầu bĩu môi và khóc lớn, càng khóc càng to, thậm chí còn ngồi bệt xuống đất.

Sau cùng, vì xấu hổ quá nên người mẹ phải bỏ tiền mua đồ chơi cho con. Có vẻ như Tiểu Đường thường sử dụng chiêu trò này cho mục đích của riêng mình và gia đình luôn chịu thua.

Con có 2 hành động này, tuy THÔNG MINH đấy nhưng bố mẹ phải khéo léo can thiệp: Kẻo từ lợi biến thành tai hại lúc nào không hay! - Ảnh 1.

Dù đói, muốn thay tã hay buồn ngủ thì trẻ đều thể hiện bằng tiếng khóc. Chỉ là khi đứa trẻ lớn lên, khả năng nhận thức tiếp tục hoàn thiện, và dần dần, tiếng khóc cũng trở thành một vũ khí lợi hại. Ảnh minh họa.

Thực tế, cha mẹ cần chú ý để không "mắc bẫy" trẻ và cần hiểu ý nghĩa thực sự đằng sau tiếng khóc của các em. Nếu trẻ quấy khóc vì lý do sinh lý thì cha mẹ cần dỗ dành kịp thời. Nếu trẻ "khóc giả", có mục đích hoặc muốn trốn tránh sự trừng phạt thì cha mẹ không được dễ dàng thỏa hiệp và phải từ chối yêu cầu của trẻ với giọng điệu nhẹ nhàng, thái độ nghiêm túc.

Ví dụ, khi trẻ nháo nhào đòi đồ chơi, mẹ có thể nói như sau: "Hôm nay chúng ta không đến đây để mua đồ chơi. Chúng ta cần mua những thứ khác và sẽ trở lại mua món đồ này vào lần sau". Nếu trẻ nhất quyết đòi, đừng ép buộc con phải ngừng khóc luôn, hãy kéo trẻ đến nơi vắng vẻ và để trẻ bình tĩnh trước. Nên nhớ, đừng thỏa mãn mọi mong muốn của con vô điều kiện vì nó chỉ khiến ham muốn của con ngày càng lớn hơn.

- Trẻ thích giấu đồ

Một bà mẹ than phiền rằng, mỗi sáng đi làm đều không phát hiện chìa khóa đâu, phải lục tung nhà đi tìm rất mất thời gian. Hay một ông bố cũng kể chuyện mất thẻ ngân hàng. Về sau cả hai ông bố, bà mẹ trên đều phát hiện ra đồ trong nhà bị con giấu mất.

Nhiều trẻ thường giấu mọi loại đồ vật, từ đồ ăn vặt của bản thân đến những thứ nhỏ nhặt như đồng xu, chai nước uống, vỏ kẹo, hoặc chìa khóa để trên bàn,... Thực tế, sở thích giấu đồ là một cách trẻ học các kỹ năng trong quá trình lớn lên. Để tránh những rắc rối khi bé giấu đồ, mẹ có thể hướng dẫn một cách chính xác. Chẳng hạn mẹ nói cho trẻ biết đồ nào có thể giấu, đồ nào không.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể nắm được khái quát về vị trí "căn phòng bí mật" của trẻ, bằng cách thường xuyên cùng bé chơi trò giấu đồ. Điều này vừa giúp mẹ giao tiếp nhiều hơn với trẻ, vừa biết được chính xác vị trí trẻ hay giấu đồ.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể đặt ra thỏa thuận: Trẻ giấu đồ cũng được nhưng phải tìm cho mẹ khi cần. Đây cũng là một cách để trẻ rèn luyện trí nhớ tốt hơn. Trong trường hợp bé chẳng may quên thì mẹ cũng cần bình tĩnh, không nên trách cứ.

https://afamily.vn/con-co-2-hanh-dong-nay-tuy-thong-minh-day-nhung-bo-me-phai-kheo-leo-can-thiep-keo-tu-loi-bien-thanh-tai-hai-luc-nao-khong-hay-20220125111609253.chn

Theo Thanh Hương

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên