Còn dư địa nới lỏng tiền tệ cuối năm?
Bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư công và triển khai các gói hỗ trợ, thì chính sách tiền tệ nới lỏng được cho sẽ là một trong những động lực cho nền kinh tế phục hồi tăng trưởng.
- 07-10-2021Tương lai tiền tệ là kỹ thuật số
- 06-10-2021TS. Lê Xuân Nghĩa: 'Xốc' lại nền kinh tế cần nhuần nhuyễn giữa chính sách tiền tệ và tài khóa
- 06-10-2021Lạm phát còn thấp, có thể duy trì nới lỏng tiền tệ để kích thích kinh tế phục hồi?
Tại Việt Nam, chính sách tiền tệ nới lỏng linh hoạt, phù hợp với các biến số vĩ mô đã được NHNN áp dụng suốt từ năm 2020 đến nay để kích thích kinh tế.
Nới tới đâu hấp thụ tới đó
TS. Lê Đạt Chí, Phó Trưởng khoa Tài chính Trường ĐH Kinh tế TP. HCM (UEH), cho rằng Việt Nam không sử dụng các gói bơm tiền lớn như Mỹ hay Châu Âu. Việc nới lỏng tiền tệ của Việt Nam có thể thấy rõ qua tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP khá cao, lên tới 140%, cao nhất trong lịch sử (nhưng thấp hơn 230% của Mỹ).
Bên cạnh đó, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành để hỗ trợ mặt bằng giá vốn về mức thấp nhất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (với Agribank và lãi suất ngoại tệ).
Tuy nhiên, nhu cầu tiền tệ nới lỏng phải đi cùng vận tốc nhanh của tiền trong nền kinh tế. Với khó khăn của doanh nghiệp, có thể không phải từ kế hoạch “bơm tiền” ồ ạt mà cần “nới tới đâu hấp thụ tới đó”.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất kinh doanh, NHNN cho biết sẽ tăng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng. Đây là một điều kiện để các ngân hàng đẩy mạnh bơm vốn dễ dàng hơn.
Cẩn trọng “bẫy chính sách”
Tuy nhiên, một chuyên gia cho rằng, việc NHNN tăng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng, không đồng nghĩa nới lỏng hơn nữa tiền tệ. Bởi với tăng trưởng tín dụng đã đạt hơn 7,4% trong 8 tháng đầu năm, nếu tính cả room tín dụng vừa cấp mới, cộng với room kịch trần mà theo thường lệ sẽ được NHNN xem xét vào 1- 2 tháng cuối năm, có ngân hàng lên tới trên 30%, thì tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống cũng khó có thể đạt 5- 6% chỉ trong vòng 3 tháng cuối năm. Tức sẽ không có chuyện tăng trưởng tín dụng vượt qua chỉ tiêu theo kịch bản NHNN đã đề ra hồi đầu năm (tối đa 14%).
Bên cạnh đó, mới đây Thống đốc NHNN cũng đã bật tín hiệu chính sách khi bày tỏ lo ngại xa về rủi ro lạm phát trong nền kinh tế. “Với tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP đang khá cao của Việt Nam, nếu NHNN mạnh dạn sử dụng nới lỏng tiền tệ quá mức để kích thích nền kinh tế, có thể khiến người dân và doanh nghiệp có sự thận trọng, càng khiến khả năng phục hồi của nền kinh tế chậm. Hay nói cách khác, chúng ta có nguy cơ bị dính “bẫy” chính sách. Hơn thế, những bài học quá khứ sẽ khiến NHNN thận trọng và không dùng nới lỏng tiền tệ quá mức để phải siết van tiền khẩn cấp”, chuyên gia phân tích.
Diễn đàn doanh nghiệp