Con gái 2 tuổi đã thuộc lòng bài văn nghìn ký tự, 3 tuổi đọc thơ vèo vèo: Mẹ cứ ngỡ là thần đồng, đưa đi khám bác sĩ mới chết lặng
Năm 1999, Đỗ Giai Mỹ (Trung Quốc) kết hôn, 3 năm sau sinh được cô con gái. Khi con được một tuổi, Giai Mỹ phát hiện ra con gái mình rất nhạy cảm với lời nói, cô ngạc nhiên bế đứa trẻ khoe với chồng: 'Con gái chúng ta sau này sẽ là thần đồng'.
Chồng của cô là một nghiên cứu sinh tiến sĩ, và bản thân Giai Mỹ cũng được mệnh danh là một "thiên tài".
Nhìn thấy con gái có thể thuộc lòng văn xuôi nghìn ký tự khi mới hai tuổi và đọc làu làu thơ Đường khi mới ba tuổi, Giai Mỹ càng tin rằng phán đoán của mình có cơ sở. Nhưng một cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát ở Bắc Kinh đã phá vỡ mọi mong đợi của cô.
Cô bé có thể thuộc lòng văn xuôi nghìn ký tự khi mới hai tuổi và thuộc lòng thơ Đường khi mới ba tuổi
Ngày hôm đó, con gái cô luôn vận động liên tục và không hợp tác tốt với hướng dẫn của bác sĩ. Trong phòng khám, cô bé khóc rất to nhưng không nói được thành lời. Lúc này, bác sĩ nghiêm túc nói với Đỗ Giai Mỹ: "Con cô có vấn đề về thần kinh, cô nên đưa bé đến bệnh viện tâm thần để kiểm tra".
Đỗ Giai Mỹ bế con hoảng sợ chạy khỏi phòng khám. Cô không tin con gái mình có vấn đề, nhưng sau khi trải qua một khoảng thời gian đấu tranh nội tâm, người mẹ này đã đưa con đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Kết quả cuối cùng, bác sĩ nói: "Con gái của chị mắc chứng tự kỷ".
Tự kỷ không chỉ có nghĩa là khép kín bản thân và tách biệt khỏi xã hội, nó còn là một dạng tâm thần. Theo nghiên cứu của NIH (Sức khỏe Tâm thần Mỹ), phổ tự kỷ là một rối loạn tâm thần thuộc loại phát triển thần kinh biểu hiện từ rất sớm, 75% xuất hiện từ trước 3 tuổi. Nó được gọi là phổ vì có sự khác biệt rõ ràng giữa các triệu chứng và mức độ ở mỗi người.
Trẻ mắc chứng rối loạn này gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác và bị thiểu năng trí tuệ suốt đời, khiến trẻ không thể sống tự lập. Tuy nhiên, hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả căn bệnh này.
Vào thời điểm đó, thế giới của vợ chồng Giai Mỹ sụp đổ.
Vào thời điểm đó, thế giới của vợ chồng Giai Mỹ sụp đổ.
Nhìn những đứa trẻ của những gia đình khác vẫn sống tốt và tung tăng, trong khi con của mình gặp vấn đề về giao tiếp, Giai Mỹ cảm thấy không cam tâm. Cô bắt đầu dành nhiều thời gian để tìm kiếm phương pháp chữa tự kỷ, bất kể phương thuốc dân gian nào, Giai Mỹ đều đã thử cho con gái mình.
Cô dành nhiều thời gian mỗi ngày để huấn luyện hành vi của con. Nhưng cảm giác này giống như tàu lượn siêu tốc, lúc thăng lúc trầm, Đỗ Giai Mỹ nói: “Có lúc, tôi đưa con tiến lên 100 bước, nhưng nếu không cẩn thận, con sẽ lùi lại 150 bước". Nhưng dù vậy, người mẹ này vẫn kiên trì hằng ngày.
Được mẹ đồng hành và dạy dỗ, mặc dù tình hình của cô con gái không cải thiện 100% nhưng trạng thái tinh thần của em được xem là tốt nhất trong số những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ.
Cha mẹ cần làm gì khi con mắc tự kỷ?
Có những biểu hiện đặc biệt ở trẻ tự kỷ khiến phụ huynh lại tự hào vì cho rằng đó là những hành vi “chỉ có ở những bậc thiên tài” như biết nói tiếng Anh sớm, trí nhớ tốt, bấm máy tính, iPad giỏi... Sở dĩ có tình trạng như vậy vì trẻ tự kỷ thường có một số năng khiếu đặc biệt nên cha mẹ rất dễ nhầm lẫn.
Khi con mắc chứng tự kỷ, cha mẹ nên:
Hãy phát hiện và can thiệp sớm cho con: Cha mẹ cần chú ý để phát hiện càng sớm càng tốt các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ để đưa đi khám toàn diện, tỉ mỉ nhằm phát hiện những nguyên nhân, từ đó có định hướng chăm sóc, điều trị thích hợp. Việc điều trị cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà tâm lý học, tâm thần nhi và các trường chuyên dạy nhóm trẻ tự kỷ.
Kết hợp nhiều liệu pháp điều trị cho con: Bạn có thể kết hợp liệu pháp hoạt động (Xây dựng một kế hoạch hoạt động cho trẻ bằng cách hình ảnh sinh động khác nhau), liệu pháp dinh dưỡng (Cung cấp những món ăn thích hợp như sữa, thịt, cá, các loại rau củ quả cho con) và liệu pháp ngôn ngữ và ABA (trong một số trường hợp, sẽ bổ sung thêm vài loại thuốc bổ đặc hiệu để kích thích hệ thần kinh cho trẻ). Cần có tư vấn trực tiếp của bác sỹ bởi mỗi trẻ cần có những phương pháp khác nhau, kết hợp với sự quan tâm chăm sóc và giáo dục khác nhau của bố mẹ mới có thể giúp con hòa nhập sớm với xã hội.
Phụ huynh cần tham gia tích cực trong việc giáo dục trẻ tự kỷ: Bố mẹ đóng vai trò là người bảo trợ, dẫn dắt của trẻ trong cả cuộc đời nên việc tạo ra môi trường mà các em cảm thấy an toàn, được bảo vệ khỏi những xâm hại khách quan lẫn chủ quan là vô cùng cần thiết. Bạn có thể tìm kiếm những hoạt động giải trí cả gia đình có thể tham gia cùng nhau và làm việc với cả nhà trường để dạy cho con những kĩ năng, giúp con tham gia vào vào những hoạt động này dễ dàng hơn.
Thể thao văn hóa