MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Con hỏi “Bố để lại bao nhiêu tài sản”, tôi nghe lời chồng trước khi qua đời, chỉ đáp 1 câu: Ba năm sau thấy đúng đắn, tuổi già nhờ vậy mà viên mãn

11-03-2024 - 16:07 PM | Sống

Con hỏi “Bố để lại bao nhiêu tài sản”, tôi nghe lời chồng trước khi qua đời, chỉ đáp 1 câu: Ba năm sau thấy đúng đắn, tuổi già nhờ vậy mà viên mãn

Người phụ nữ Trung Quốc không cho con biết tài sản mà chồng mình để lại sau khi qua đời, cuối cùng nhận được kết quả bất ngờ.

Chồng qua đời không muốn cho các con biết tài sản

Cụ bà Lý Xuân Phương (67 tuổi, Trung Quốc) luôn mong muốn khi về già có thể trông cậy vào con cái, cho rằng tiền của mình sớm muộn gì cũng để lại cho con. Vậy nên nếu con trai hỏi số tiền tiết kiệm trong tài khoản, bà Lý cũng chẳng ngần ngại nói thật. Thế nhưng chồng bà lại phản đối việc này, luôn giả vờ “nghèo” trước mặt con. Thậm chí đến bà Lý cũng không biết chính xác trong tay chồng đang có bao nhiêu tiền.

“Chuyện trong nhà có tài sản thế nào, chỉ tôi với bà biết là đủ. Nếu con biết thì sẽ không tự lập làm ăn, lại ỷ lại bố mẹ. Quan trọng là tiền tiết kiệm sẽ quyết định vợ chồng mình sống thế nào những năm tháng cuối đời”, chồng bà Lý liên tục căn dặn bà.

Con hỏi “Bố để lại bao nhiêu tài sản”, tôi nghe lời chồng trước khi qua đời, chỉ đáp 1 câu: Ba năm sau thấy đúng đắn, tuổi già nhờ vậy mà viên mãn- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tuy vậy bà Lý Xuân Phương vẫn lén giúp con trả tiền thế chấp nhà sau lưng chồng. Bất đồng quan điểm về tài chính khiến 2 vợ chồng bà không ít lần cãi vã nhưng nhìn chung họ vẫn yêu thương nhau và đều nghĩ cho con cái. Cho đến cách đây 2 năm, ông Lý lên cơn đau tim phải nhập viện. Những lúc còn tỉnh táo, ông Lý nắm lấy tay vợ, dặn dò vị trí để sổ tiết kiệm và thẻ ngân hàng.

Người đàn ông này nói bà Lý có thể tùy ý sử dụng khoảng 100.000 NDT (342 triệu đồng) trong thẻ ngân hàng, có thể cho con trai, nhưng số tiền tiết kiệm 400.000 NDT (1,3 tỷ đồng) nhất định không nói cho ai biết, giữ nó để dưỡng già. Thấy chồng đang trong thời điểm nguy kịch, bà Lý chỉ biết nuốt nước mắt đồng ý.

Không lâu sau ông Lý qua đời. Sau đám tang, con trai hỏi bà Lý Xuân Phương xem bố để lại bao nhiêu tiền, con muốn đầu tư kinh doanh nhưng đang thiếu vốn. Bà Lý lưỡng lự, muốn giúp con mà lại nhớ đến lời chồng dặn. Cuối cùng bà chỉ đưa thẻ ngân hàng của chồng ra và nói: “Toàn bộ số tiền bố con để lại ở trong đây, ngoài ra còn tài sản nào khác thì mẹ không biết”.

Tài chính là nền tảng cuộc sống hưu trí

Vài tháng sau khi ông Lý mất, con trai đưa mẹ lên thành phố sống chung. Bà Lý cứ nghĩ con muốn báo hiếu nhưng thực tế, con trai lại nhờ mẹ phụ giúp việc nhà, trông cháu. Đầu tắt mặt tối suốt ngày, bà Lý Xuân Phương nhận ra đây không phải cuộc sống nghỉ hưu mình mong muốn.

Con hỏi “Bố để lại bao nhiêu tài sản”, tôi nghe lời chồng trước khi qua đời, chỉ đáp 1 câu: Ba năm sau thấy đúng đắn, tuổi già nhờ vậy mà viên mãn- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Chưa kể con trai liên tục hỏi dò xem bà còn bao nhiêu tiền để có thêm vốn đầu tư kinh doanh. Việc này khiến bà Lý áp lực, một vài lần bà có thể cho con thêm tiền nhưng người phụ nữ này bắt đầu cảm thấy con trai đang dựa dẫm vào mình. 1 năm sau khi sống cùng gia đình con trai, Lý Xuân Phương xách hành lý trở về quê.

Con trai định níu giữ nhưng bà thẳng thắn nói: “Con trưởng thành rồi, đến lúc tự lo cho cuộc sống của mình và gia đình. Nếu bây giờ con phụ thuộc tiền bạc vào mẹ, sau này đến các cháu cũng làm như vậy với con thì liệu con có thoải mái không?”

Anh con trai sững người, chỉ biết tiễn mẹ ra bến xe. Khoảnh khắc này bà Lý cảm thấy việc có khoản tiền tiết kiệm từ chồng là vô cùng đúng đắn khi bà có nhiều sự lựa chọn, có thể về quê sống dư dả hoặc vào viện dưỡng lão được chăm sóc tử tế nếu bệnh tật. Cuối cùng bà vẫn quyết định về ngôi nhà cũ, sống tự do tự tại thay vì phải nhìn sắc mặt con trai, con dâu như trước.

photo-1710147326323

Ảnh minh họa

 Lý Xuân Phương nhận ra thực tế dù con cái có hiếu thảo như mình mong muốn hay không, điều quan trọng nhất ở tuổi già là giữ được tiền phòng thân, có tài chính để tự lo cho chính mình. Bà thầm cảm ơn chồng và nghĩ đến việc lập kế hoạch chi tiêu số tiền này hợp lý.

Con trai bà Lý sau đó nhận thấy bản thân chưa đủ năng lực để tự thân kinh doanh nên xin việc làm ở công ty, có lương tháng đều đặn đều gửi về chu cấp cho mẹ. Bà Lý cất riêng số tiền này vì bà vẫn cho rằng sau này bao nhiêu tài sản cũng để lại cho con cháu. Thế nhưng trước đó nhất định vẫn phải để con tự thân kiếm tiền mà không dựa dẫm vào ai. 

Theo Toutiao

Kim Linh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên