Cơn khát nhân lực toàn cầu lên đỉnh điểm - đối tác gia công lớn nhất của Apple lo đối thủ 'săn trộm' nhân công tại Việt Nam
Foxconn đang đối mặt với cuộc chiến nhân tài tại Việt Nam khi các nhà cung cấp chính cho Apple như Luxshare, GoerTek, BYD tiếp tục chuyển một số hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang quốc gia Đông Nam Á.
- 10-06-2022Apple tung chính sách bán hàng mua trước - trả sau
- 10-06-2022Cư dân mạng Trung Quốc tố Apple "nhái" Xiaomi, kêu gọi tẩy chay
- 09-06-2022Trung Quốc sẽ kéo thị trường smartphone toàn cầu đi xuống trong năm nay - Apple buộc phải tự cứu mình
Chủ tịch của Hon Hai Precision Young Liu, đơn vị chủ lực của Foxconn, cho biết các đối thủ Trung Quốc của họ tại Việt Nam đã thiết lập các hoạt động gần các cơ sở của công ty để 'săn trộm' nhân viên của họ.
Young Liu trả lời các phóng viên ở Đài Bắc vào thứ 7 (11/6) mà không nêu bất kỳ tên một công ty cụ thể nào: "Không nên dung túng cho động thái này".
Ba đối thủ cạnh tranh có trụ sở tại Trung Quốc của Foxconn hiện đang ở Việt Nam: Luxshare Precision và GoerTek sản xuất AirPods trong khi BYD đang chuẩn bị sản xuất iPad.
Các nhà máy sản xuất linh kiện chuyển dịch dây chuyền sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc, với điểm đến đầy tiềm năng là Việt Nam.
Ông Liu cho biết, đối tác lắp ráp quan trọng của Apple hiện sử dụng khoảng 60.000 người tại Việt Nam, cơ sở sản xuất lớn nhất của công ty bên ngoài Trung Quốc. vị này cho biết Foxconn sẽ "tăng đáng kể" số lượng nhân viên tại Việt Nam trong vòng một đến hai năm tới mà không đưa ra con số cụ thể.
Foxconn đã sản xuất hàng điện tử ở Việt Nam trong nhiều năm, ngay cả trước khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc bắt đầu dưới thời chính quyền Trump.
Trong thực tế, Apple đã yêu cầu Foxconn chuyển hoạt động sản xuất iPad và MacBook Pro từ Trung Quốc sang Việt Nam vào năm 2020. Và một báo cáo trước đó của Nikkei từ tháng 1/2021 cho thấy, Apple đang có kế hoạch chuyển một tỷ lệ đáng kể sản xuất iPad sang Việt Nam. Báo cáo đó cho biết việc chuyển sản xuất của Apple có thể xảy ra vào giữa năm 2021, nhưng Nikkei Asia cho rằng sự bùng phát của Covid-19 vào năm 2021 đã làm trì hoãn kế hoạch đó.
Được biết để tránh lập lại tình trạng gián đoạn trầm trọng chuỗi cung ứng, Apple cũng đã yêu cầu các nhà sản xuất tăng cường nguồn cung bổ sung cho các thành phần như bảng mạch in và các bộ phận cơ khí điện tử, đặc biệt là những sản phẩm được sản xuất tại Thượng Hải. Ngoài ra, công ty đã yêu cầu các nhà sản xuất nhanh chóng di chuyển nhà máy để đảm bảo nguồn cung cấp cho các dòng chip trên mẫu máy iPhone sắp tới.
Đặc biệt, Apple cũng đang yêu cầu các nhà cung cấp bên ngoài các khu vực bị ảnh hưởng bởi kế hoạch giãn cách tích lũy nguồn cung cấp linh kiện để đảm bảo nguồn cung liên tục trong những tháng cao điểm. Các yêu cầu này áp dụng cho tất cả các dòng sản phẩm của Apple từ iPhone, iPad, AirPods cho đến MacBook.
Apple hy vọng các nhà cung cấp này có thể chuẩn bị đủ các thành phần bổ sung để bù đắp hoàn toàn số lượng sản xuất bị thiếu hụt tại Thượng Hải và các tỉnh lân cận như Giang Tô, nơi có nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng cao hơn.
"Ví dụ, nhà cung cấp linh kiện X có 40% thị phần kinh doanh của Apple ở tỉnh Giang Tô, một khu vực có nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng và nhà cung cấp Y ở một thành phố khác chiếm 60% thị phần còn lại. Apple muốn nhà cung cấp Y xây dựng đủ các thành phần bổ sung để có thể lấp đầy 40% thị phần của nhà cung cấp X trong những tháng tới trong trường hợp việc sản xuất ở Giang Tô bị ngừng hoạt động một lần nữa", chuyên gia của Nikkei Asia cho hay.
Tất cả những động thái này cho thấy Apple đang nỗ lực như thế nào để giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng của mình. Gã khổng lồ công nghệ của Mỹ thậm chí đã giúp một số nhà cung cấp gánh thêm chi phí hậu cần của vận tải hàng không và đường bộ để đảm bảo các nguyên vật liệu quan trọng đầy đủ, giúp quá trình sản xuất đúng hạn.
Tham khảo: Bloomberg