Con làm "100 - 45 = 55" nhưng bị gạch sai, bố gọi điện thẳng cho cô giáo và cái kết ôm một "bụng" tức vào người
Sau khi nghe giáo viên giải thích, người bố càng bức xúc hơn.
- 17-12-2024Ba phép tính cộng khiến người giỏi Toán cũng chào thua
- 14-12-2024Học sinh lớp 1 làm phép tính "5 + 2 = 7" bị giáo viên gạch đỏ, xem đáp án cuối cùng của cô ai cũng sốc!
- 27-11-2024Cứ 100 người chơi mới có 1 người trả lời đúng phép tính này
Ai nói toán tiểu học dễ nào? Đừng vội cười khi thấy những bài toán chỉ toàn cộng trừ nhân chia, bởi đôi khi chính chúng lại khiến các "cao thủ" phải vò đầu bứt tai. Những câu đố tưởng chừng đơn giản nhưng lại có khả năng làm người lớn cảm thấy "lú" một cách bất ngờ. Bởi lẽ toán tiểu học không chỉ là phép tính, mà còn là một cuộc phiêu lưu đầy thú vị, nơi trí tưởng tượng và tư duy logic được dịp "đọ sức". Hãy cùng khám phá xem toán tiểu học khó đến mức nào nhé!
Dưới đây là câu chuyện của anh Vương, một phụ huynh ở Trung Quốc có con trai đang học tiểu học. Cách đây không lâu, anh đã gặp tình huống dở khóc dở cười với bài kiểm tra toán của con. Được biết ngày đó, cậu bé mang về nhà một bài toán tưởng chừng đơn giản, nhưng lại bị giáo viên gạch sai, khiến cậu phải nhờ bố giải đáp.
Đề bài như sau: "Lấy 100 NDT để mua một món đồ trị giá 45 NDT, thì được nhận lại bao nhiêu tiền thừa?". Cậu bé trả lời "100 - 45 = 55" nhưng bị cô giáo gạch sai.
Về phần mình, anh Vương cho rằng con mình đã làm đúng và không hiểu tại sao giáo viên lại chấm như vậy. Bức xúc, anh gọi điện cho cô giáo để yêu cầu giải thích.
Trước thắc mắc của phụ huynh, cô giáo giải thích rằng bài toán này không chỉ đơn thuần là phép trừ, mà yêu cầu học sinh xem xét nhiều trường hợp khác nhau. Theo cô, đề bài không nêu rõ 100 NDT là một tờ 100 NDT, hay là sự kết hợp của nhiều tờ tiền mệnh giá nhỏ hơn. Do đó, con trai anh Vương chỉ giải được một trường hợp trong tổng số bốn trường hợp có thể xảy ra:
- Trường hợp 1: Người mua có 1 tờ tiền 100 NDT, đưa 1 tờ tiền 100 NDT cho người bán hàng. Số tiền thừa nhận lại là: 100 - 45 = 55 (NDT).
- Trường hợp 2: Người mua có có 2 tờ tiền 50 NDT thì chỉ cần đưa 1 tờ tiền 50 NDT cho người bán hàng. Số tiền thừa nhận lại là: 50 - 45 = 5 (NDT).
- Trường hợp 3: Người mua có 5 tờ tiền 20 NDT, chỉ cần đưa 2 tờ tiền 20 NDT cho người bán hàng. Số tiền thừa nhận lại là: 2x20 - 35 = 5 (NDT).
- Trường hợp 4: Người mua có 1 tờ tiền 50 NDT, 1 tờ tiền 20 NDT, 2 tờ tiền 10 NDT và 2 tờ tiền 5 NDT thì chỉ cần đưa 1 tờ tiền 20 NDT, 1 tờ tiền 10 NDT và 1 tờ tiền 5 NDT cho người bán hàng. Số tiền thừa nhận lại là: 20 + 10 + 5 - 35 = 0 (NDT) hay không lấy lại tiền thừa.
Sau khi nghe giải thích, anh Vương càng bức xúc hơn. Anh phản đối, cho rằng đây không phải là một bài toán tiểu học mà là bài toán đánh đố học sinh. Nhiều người trên mạng xã hội cũng đồng tình với quan điểm của anh, cho rằng đề bài chưa đủ chặt chẽ, thiếu dữ kiện cần thiết, dẫn đến việc học sinh khó đưa ra được đáp án chính xác.
Vậy theo bạn, bài toán này có hợp lý và phù hợp với học sinh tiểu học không?
Tổng hợp
Đời sống & pháp luật