Cơn sốt quản gia và bảo mẫu cho giới siêu giàu: Lương hơn 2,7 tỷ đồng/ năm nhưng khó tìm được người
Công việc gắn liền với chuyến du lịch bằng xe hơi sang trọng, những bữa tiệc hoành tráng nhưng vẫn không tìm được nhân viên. Tại sao vậy?
- 23-10-2022Từng làm thợ cắt tóc, cô gái trẻ 'hô biến' việc làm thêm thành doanh nghiệp thu về vài triệu đô
- 23-10-2022Mỹ: Lãi suất tăng cao, rủi ro suy thoái cận kề nhưng nhiều người coi đây là 'cơ hội vàng' để mua nhà
- 23-10-2022Quốc gia châu Âu tìm ra nguồn năng lượng 'không ai ngờ tới': Biến nước biển lạnh giá thành nhiệt để sưởi ấm cho gần 1 nửa thành phố
Để trở thành quản gia cho giới siêu giàu, một người phải có tư duy “vâng vâng dạ dạ", tức là luôn răm rắp làm theo ý của họ và hoàn thành mọi công việc. Đây là chia sẻ của Ronnie Prassas, quản gia tư nhân và quản lý bất động sản cho một khách hàng giàu có ở New York. Chẳng hạn sẽ có rất nhiều yêu cầu khá kỳ lạ từ giới siêu giàu. Prassas kể lại, một lần do khách hàng muốn “tiết kiệm một khoản” tiền xây dựng, vì vậy anh đã tự tay trát tường nhà - điều mà ít ai có thể nghĩ đến.
Bên cạnh đó, những ôm trùm siêu giàu, đặc biệt là những người mà Prassas từng làm việc đã làm ăn rất tốt thời gian đại dịch. Tài sản của họ phần lớn tăng lên nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường chứng khoán, ít nhất cho đến tháng 5 năm nay. Và đội ngũ nhân viên của những người thuộc giới siêu giàu - quản gia, tài xe, đầu bếp - đều được hưởng lợi phần nào từ việc này, kể cả khi gần như tài chính của phần lớn mọi người trên thế giới đang bị ảnh hưởng.
Các khu đô thị sang trọng như Hamptons đã có những “ảnh hưởng" vô cùng đặc biệt. Cụ thể, theo Anita Rogers, người sáng lập và Giám đốc điều hành của British American Family Staffing, người có doanh thu từ kinh doanh tăng gần gấp ba lần kể từ năm 2020, chia sẻ: Trong thời gian Covid, một lượng lớn khách hàng của chúng tôi chuyển đến Hamptons và nhiều người có dự định ở lại đó trong thời gian dài.
Sự dịch chuyển đó đã thúc đẩy nhu cầu về lao động làm việc cho những gia đình trong giới siêu giàu, theo đó tiền lương cho những công việc này cũng tăng theo. Trước đây, một quản gia làm công ăn lương ở Hamptons có thể kiếm được 60.000 đến 65.000 đô la (1,5 - 1,6 tỷ đồng) mỗi năm. Ngày nay, con số đó ở mức "tối thiểu" là 85.000 đô la (2,1 tỷ đồng) trở lên. Prassas tuyên bố rằng một số người giúp việc cao cấp có thể kiếm được 110.000 USD (hơn 2,7 tỷ đồng), trong khi một số nhà quản lý bất động sản cho giới siêu giàu đang kiếm được gấp 5 lần con số đó.
Với mức lương cao như vậy, hẳn sẽ rất nhiều người tự hỏi làm thế nào để một người có thể gia nhập làm giúp việc cao cấp cho hàng ngũ tỷ phú? “Rất khó để để thâm nhập vào ngành công nghiệp này”, một người giúp việc ở New York chia sẻ với tờ The Daily Beast.
Ảnh minh hoạ - Pinterest
Mặt khác, đối với Prassas, người có kinh nghiệm trong ngành này cho biết ban đầu, anh chưa bao giờ xem là một nghề nghiệp thực tế, khả thi để hướng đến. 10 năm trước, lúc vừa tốt nghiệp đại học với tấm bằng chuyên ngành về khách sạn, anh đã có ý định tham gia công việc đúng lĩnh vực của mình. Sau đó, anh tình cờ đọc được thông báo tuyển dụng về vị trí giúp việc cao cấp ở Palm Beach.
“Tôi đã nghĩ, công việc này có nghĩa là gì? Như là tôi có phải đeo nơ không?" Anh cầm một tờ thông tin và đến khu biệt thự sang trọng ở Florida để phỏng vấn. Người chủ thuê anh ngay tại chỗ có lẽ một phần do bằng cấp phù hợp. Cuối cùng, anh đã ở lại làm việc trong 6 năm, là một phần của danh sách hơn một chục nhân viên. “Nó khá điên rồ”, anh chia sẻ.
Một quản gia tư nhân khác (yêu cầu giấu tên để tránh vi phạm thỏa thuận không tiết lộ), cho biết công việc này trả lương cao, đặc biệt là đối với những người lao động gắn bó đủ lâu. Quản gia này cho biết: Với 3 năm trong ngành, bạn có thể kiếm được 80.000 đô la. Hai năm sau đó, mức thu nhập dao động quanh mức sáu con số và tiền lương có thể tăng dần từ đó.
Ảnh minh hoạ - Pinterest
Một số nguồn tin trong ngành cho rằng, các quản gia cũng có thể hưởng một số đặc quyền sang trọng như sử dụng chiếc Lamborghini, những chuyến du lịch sang trọng. Bên cạnh đó, trách nhiệm của một quản gia khá rộng và đảm nhiệm nhiều vai trò cùng một lúc.
Mặt khác, Rogers nói rằng một số bảo mẫu đã trở nên thất vọng trong thời gian đại dịch xảy ra. Bởi vì, khách hàng của họ bắt đầu dành nhiều thời gian hơn ở nhà, phá vỡ cấu trúc chăm sóc trẻ thông thường và tạo ra một môi trường với quá nhiều bảo mẫu. Một số đã chọn từ bỏ vai trò của họ, thay vào đó chọn trở thành nhà tuyển dụng. Trong thời điểm này, mỗi bảo mẫu cao cấp có thể kiếm được 110.000 đô la (hơn 2,7 tỷ đồng) mỗi năm hoặc hơn.
Rogers cho biết cô ấy tuyển dụng những nữ gia sư có năng lực cao, một số có bằng cấp từ Oxford hoặc Cambridge, và những người thông thạo cả chăm sóc trẻ em nói chung và dạy các bài học nghi thức. Aleksandra Kardwell, chủ tịch của Cơ quan việc làm Hamptons cho biết: “Hiện tại, thị trường bảo mẫu có bằng cấp cao như này đang rất eo hẹp”.
PNVN