Công dụng của tỏi sống đối với sức khoẻ là gì? Ăn tỏi sống có phòng ngừa lây nhiễm virus Corona hay không?
Trong thời gian gần đây, khi virus Corona chưa có thuốc đặc trị, nhiều nguồn tin trên các trang mạng xã hội cho rằng ăn tỏi sống giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus Corona, điều này có thực sự đúng hay không? Đây là thông tin được đăng tải trên trang Lá chắn virus Corona mới đây.
- 07-02-2020Giữ vệ sinh, tăng đề kháng, sát khuẩn đường hô hấp: 3 giải pháp giúp cơ thể chống đỡ trước dịch bệnh do virus
- 07-02-2020Những ngộ nhận về virus corona rất phổ biến hiện nay, đọc ngay để biết liệu bạn có đang là "cừu non" giữa dòng thông tin ồ ạt?
- 07-02-2020Phụ nữ nhiễm virus corona ít hơn nam giới, chuyên gia lý giải nguyên nhân
Tỏi vốn là loại thực phẩm rất đỗi quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của mỗi gia đình. Nó được sử dụng theo rất nhiều cách khác nhau, cả ăn sống và nấu chín.
Theo lương y Vấn Tâm, Phòng khám Đông y Chân Như : "Các nghiên cứu khoa học cho thấy tỏi chứa một hợp chất tên là alliin. Khi được ép hoặc nhai, hợp chất này trong tỏi chuyển thành allicin có chứa một hàm lượng lưu huỳnh, khiến cho tỏi có mùi và vị rất đặc trưng. Tuy nhiên, allicin không bền vững, nó nhanh chóng chuyển thành hợp chất có chứa lưu huỳnh khác và từ đó mang đến những lợi ích trong điều trị bệnh".
Những hợp chất này giúp tăng cường khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh của bạch cầu khi gặp phải các loại virus, vi khuẩn gây bệnh, chẳng hạn như virus gây cảm cúm thông thường.
Một nghiên cứu gần đây vào năm 2014 của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học phía tây Úc đã chứng minh rằng ở nhóm đối tượng có sử dụng tỏi hàng ngày thì tỷ lệ xuất hiện bệnh cúm thông thường thấp hơn so với nhóm không sử dụng tỏi.
Việc bổ sung tỏi hàng ngày giúp cung cấp nhiều allicin cho cơ thể, từ đó giúp giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm. Bên cạnh đó, ăn tỏi giúp giảm 70% thời gian bị cảm, ví dụ bạn bị cảm từ 5 ngày sẽ giảm xuống 1,5 ngày. Nhờ đó sức khỏe sẽ nhanh chóng phục hồi hơn.
Ngoài ra, "Theo Đông y, tỏi có tác dụng kháng khuẩn mạnh, thường dùng sát trùng giải độc, và đặc biệt hay dùng để loại trừ các loại tà khí không tốt. Tỏi vỏ tím có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn tỏi vỏ trắng. Có thể dùng tỏi xay nhuyễn trộn với mật ong, hoặc nhai tỏi sống vài tép tỏi mỗi lần, hoặc dùng tỏi ngâm dấm, rượu tỏi thì rất tốt", lương y Vấn Tâm khẳng định.
Về thành phần dinh dưỡng, các chất chính trong củ tỏi là tinh dầu, các sulfur và polysulfur de vinyle, các vitamin A, B1, B2 và C, chất kháng khuẩn, trong đó có allycin, allycetoin I và II, men allynin và acid nicotinic. Từ đó, việc ăn tỏi thường xuyên có tác dụng chống ung thư, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, chống viêm, hưng phấn tử cung, hạ đường huyết và cải thiện tình trạng nhiễm độc chì mạn tính.
PGS. TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia)
Tuy nhiên, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia) tại buổi trò chuyện trực tuyến "Corona nguy hiểm đến mức nào?" do Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam kết hợp Mocha, Tiin.vn và Netnews tổ chức, khẳng định: "Tỏi không có tác dụng ngăn ngừa, phòng chống lây nhiễm virus Corona. Dù vậy, việc ăn tỏi thường xuyên lại giúp tăng cường sức đề kháng để đề phòng lây nhiễm virus Corona trong thời điểm như hiện nay".
Trang bị những thông tin, kiến thức hữu ích - kịp thời để xây dựng lá chắn bảo vệ bản thân và những người xung quanh trước dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tại: https://lotus.vn/lachanviruscorona
Tải app Lotus để kiểm tra độ hiểu biết, nhận thông báo mới nhất và theo dõi các nguồn tin uy tín về dịch bệnh.
Trí thức trẻ