MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công nghệ tạo ra "năng lượng tương lai" thay thế than, khí đốt của láng giềng Việt Nam khiến Đức, Anh, Pháp chi hàng tỷ USD để mua nhưng bị từ chối

18-09-2023 - 10:33 AM | Kinh tế số

Công nghệ tạo ra "năng lượng tương lai" thay thế than, khí đốt của láng giềng Việt Nam khiến Đức, Anh, Pháp chi hàng tỷ USD để mua nhưng bị từ chối

Trung Quốc sở hữu một loại công nghệ tạo ra “núi vàng”, Đức, Anh, Pháp sẵn sàng chi hàng tỷ USD để mua nhưng đều không được.

Hiện tại, Trung Quốc đang xây dựng hàng loạt cơ sở khai thác và lưu trữ để tận dụng tài nguyên băng cháy. Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về công nghệ khai thác và lưu trữ băng cháy. Công nghệ của Trung Quốc có thể khai thác rất sâu dưới đáy biển, Mỹ thậm chí đã đầu tư 220 triệu USD để bắt đầu cạnh tranh.

Băng cháy là một loại khí hydrate (gas hydrate, methane hydrate) tồn tại dưới dạng hỗn hợp rắn, trông bề ngoài giống băng hoặc cồn khô, có thể trong suốt hay mờ đục, dạng tinh thể màu trắng, xám hoặc vàng. Băng cháy là nguồn năng lượng của tương lai, có thể thay thế cho than và khí đốt.

Hơn nữa, các nước phương Tây như Đức, Anh, Pháp cũng sẵn sàng chi hàng tỷ USD để mua công nghệ khai thác và lưu trữ băng cháy này. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng sẽ không chia sẻ công nghệ khai thác băng cháy này cho bất kỳ quốc gia nào.

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới đạt được sản lượng khí đốt liên tục và ổn định khi khai thác thử nghiệm băng cháy và sẽ thu được rất nhiều lợi ích từ việc này. Công nghệ khai thác và lưu trữ băng cháy thực sự có thể mang lại núi vàng.

Theo các chuyên gia, một chiếc ô tô chạy bằng khí đốt tự nhiên có thể chạy được 300 km sau khi đổ đầy 100 lít khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên, nếu đổ đầy cùng một thể tích bằng nguyên liệu sản xuất từ băng cháy, số km chạy được có thể lên tới 50.000 km. Điều này có nghĩa công nghệ này có thể giúp giao thông sạch hơn rất nhiều và giảm thiểu khói bụi.

Trong khi than, dầu khí ngày càng cạn kiệt, các quốc gia bắt đầu hướng sự chú ý đến băng cháy, một nguồn năng lượng khổng lồ còn đang nằm sâu dưới đáy biển. Các nghiên cứu bước đầu cho thấy, nước ta cũng có triển vọng về băng cháy.

Băng cháy là một loại nhiên liệu an toàn cho môi trường, có thể thay thế than, dầu khí. Về bản chất nó là khí hidro tồn tại ở dạng lỏng trong môi trường có áp lực lớn. Dạng tồn tại của chúng cũng giống như khí gas. Có thể sử dụng nó để làm nhiên liệu cháy. Khí này hoàn toàn không độc nhưng lại nguy hiểm vì nó là chất dễ cháy và dễ gây nổ. Thông thường ở những vùng có dầu mỏ thì có khí này.

Trong quá trình khai thác dầu mỏ, người ta cũng thường gặp một lớp khí này rồi mới đến lớp dầu. Do ở ngoài biển, đường ống dẫn khá tốn kém nên người ta thường đốt lớp khí này trước khi khai thác dầu. Nếu có ống dẫn và bình đựng thì hoàn toàn có thể tích trữ khí này làm nhiên liệu đốt.

Trung Quốc đã phát hiện được một lượng lớn khoáng sản băng cháy, tuy nhiên việc phát triển toàn bộ nguồn tài nguyên khoáng sản này hiện được kiểm soát chặt chẽ.

Về công nghệ khai thác và lưu trữ băng cháy, Trung Quốc đã sử dụng một bộ hệ thống gồm hơn 2.000 thiết bị ứng dụng trí tuệ nhân tạo kết hợp máy dò AI để thăm dò, robot để khai thác cùng hệ thống GPS và các thiết bị có kết nối không dây để giám sát trong quá trình thi công.

Việc thu thập, phân tích dữ liệu dưới đáy biển rất khó và tốn nhiều thời gian, nhưng sự xuất hiện của công nghệ trí tuệ nhân tạo đã giúp quá trình này trở nên hiệu quả hơn. Thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo, các nhà khoa học có thể phân tích và hiểu dữ liệu dưới đáy đại dương nhanh hơn, đồng thời dự đoán chính xác hơn các xu hướng thay đổi và hướng phát triển.

Hơn nữa, công nghệ khai thác thông minh của Trung Quốc cũng cung cấp các chức năng điều hướng hiệu quả và chính xác hơn trong hoạt động thăm dò tài nguyên dưới đáy biển sâu. Phương pháp thăm dò thông minh không chỉ nâng cao hiệu quả thăm dò mà còn giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, công nghệ trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong khai thác tài nguyên dưới đáy biển cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát môi trường biển. Môi trường biển là một hệ thống phức tạp và luôn thay đổi, đòi hỏi phải có sự giám sát và phân tích lâu dài.

Thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo, các nhà khoa học có thể theo dõi chính xác hơn các thông số khác nhau trong môi trường biển như nhiệt độ đại dương, độ mặn, dòng chảy,… Những thông số này rất quan trọng đối với việc lên kế hoạch khai thác tài nguyên. Thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về những thay đổi và mô hình tiến hóa của môi trường biển, từ đó giảm tác động trong quá trình khai thác tài nguyên tới hệ sinh thái dưới biển.

Minh Tiến

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên