MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công nghệ tiên tiến này sẽ giúp đại dự án 336.630 tỷ đồng ở Việt Nam thi công "thần tốc" đến bất ngờ

25-02-2024 - 13:37 PM | Kinh tế số

Công nghệ tiên tiến này sẽ giúp đại dự án 336.630 tỷ đồng ở Việt Nam thi công "thần tốc" đến bất ngờ

Nhờ vào việc áp dụng mô hình công nghệ hiện đại, dự án sân bay Long Thành đang tăng tốc để năm tới bứt phá, hoàn thành vào đầu năm 2026, sớm 6 tháng so với kế hoạch.

Báo cáo Bộ GTVT về tiến độ thi công dự án sân bay quốc tế Long Thành, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết các công việc bám sát tiến độ đã đề ra, từ việc thiết kế bản vẽ thi công, kế hoạch mua sắm, thi công...

Sau hơn 5 tháng khởi công nhà ga hành khách, đường bằng sân đỗ... các nhà thầu đã huy động hơn 3.200 nhân lực và gần 1.300 máy móc, trang thiết bị để thi công. Đến nay, giải ngân đầu tư công của các gói thầu đạt hơn 11.300 tỷ đồng.

Có mặt trên công trường dự án sân bay quốc tế Long Thành vào ngày mùng 4 Tết vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ, nếu năm 2022, 2023 là năm khởi động thì 2024 là năm tăng tốc và 2025 sẽ là năm bứt phá, 6 tháng đầu năm 2026 phải hoàn thành, đưa công trình sân bay Long Thành vào sử dụng.

Công nghệ tiên tiến này sẽ giúp đại dự án 336.630 tỷ đồng ở Việt Nam thi công

Phối cảnh dự án Cảng HKQT Long Thành. Ảnh: Chinhphu.vn

Để làm được điều này, chủ đầu tư sẽ phối hợp với các đơn vị tư vấn và các nhà thầu thi công áp dụng công nghệ BIM trong quá trình triển khai thiết kế, thi công và trong quá trình quản lý dự án để có các phương án, lường trước các điểm giao cắt giữa các gói thầu, đảm bảo tính đồng bộ giữa các hạng mục kỹ thuật cũng như tiến độ tổng thể của dự án.

BIM là gì?

Trước đó, ngày 17/3/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt Lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng. 

BIM là tiến trình tạo dựng và sử dụng mô hình kỹ thuật số cho cả vòng đời của công trình, từ giai đoạn thiết kế, xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì và tháo dỡ công trình. 

Toàn bộ thông tin và dữ liệu liên quan đến công trình trong toàn bộ vòng đời của nó được lưu trữ và khai thác thông qua một mô hình thông tin thống nhất và được liên kết với nhau. Bất kỳ sự thay đổi của thành phần nào trong mô hình cũng sẽ được tự động cập nhật cho toàn bộ hệ thống. 

Do đó, việc áp dụng BIM sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi, hợp tác giữa các bên tham gia, tối ưu hóa việc thiết kế, thi công và quản lý công trình.

Như vậy, BIM không chỉ là nguồn lưu trữ và cung cấp thông tin công trình từ giai đoạn thiết kế, thi công đến quản lý vận hành mà còn là quá trình tạo ra và sử dụng nguồn thông tin đó với các hoạt động như mô hình hóa, phối hợp, trao đổi thông tin, sửa đổi thông tin...

BIM đã được chứng minh những lợi ích qua một số chỉ tiêu: Giảm 40% các yêu cầu thay đổi trong thiết kế; Sai lệch quyết toán với dự toán thực tế +/-3%; Tiết kiệm 80% thời gian lập dự toán; Giảm 10% chi phí công trình.

Công nghệ tiên tiến này sẽ giúp đại dự án 336.630 tỷ đồng ở Việt Nam thi công

Công trình nhà ga hành khách sân bay Long Thành giai đoạn 1. Ảnh: Báo Đồng Nai

Các loại mô hình BIM

4D BIM: Mô hình này cho phép nhà thầu có thể tính toán và kiểm soát tiến độ thi công của công trình cũng như quản lý được các nguồn cung và nguồn nhân lực xuyên suốt quá trình thi công. 

5D BIM: Mô hình này được lập để dự toán các khoản chi phí cũng như kiểm soát nguồn vốn được đầu tư cho mỗi công trình. 

6D BIM: là mô hình 5D BIM được phát triển thêm kiểm soát yếu tố năng lượng trong và ngoài công trình, thường được các nhà thiết kế dùng để kiểm soát các chỉ số ánh sáng, nhiệt độ và năng lượng của từng công trình. 

7D BIM: phiên bản BIM này được tích hợp các thông tin về các thiết bị được sử dụng để thi công cho dự án với độ chi tiết kỹ càng. 7D BIM thường được dùng để bảo trì bảo dưỡng trong quá trình vận hành công trình sau thi công.  

Ưu điểm của BIM

Quản lý tập trung các dữ liệu: BIM sẽ cho phép bạn thay đổi và cập nhật chi tiết các thông số một cách dễ dàng mà không gặp quá nhiều khó khăn. Khi sử dụng BIM, quy trình sẽ diễn ra tự động và chính xác. Do đó, bạn chỉ cần lưu ý tập trung chất lượng của các thiết kế mô hình 3D. 

Tạo các thiết kế mô hình trực quan: các dự án đều được hệ số hoá từ những chi tiết nhỏ nhất và chính xác nhất dựa trên thực tế. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng xem được các phần của dự án đến từng chi tiết. 

Công nghệ tiên tiến này sẽ giúp đại dự án 336.630 tỷ đồng ở Việt Nam thi công

Công trình nhà ga hành khách sân bay Long Thành giai đoạn 1. Ảnh: Báo Đồng Nai

Tiết kiệm thời gian và chi phí: phần mềm BIM sẽ giúp các khâu tính toán chi phí các phần của dự án chính xác, rõ ràng và chi tiết hơn. Nhà đầu tư cũng sẽ có cái nhìn trực diện và khách quan hơn với khoản chi phí họ đã bỏ ra để đầu tư dự án.  

Tạo ra kết nối: tất cả các phòng ban từ thiết kế, xây dựng, kết cấu, dự đoán, v.v, đều cùng làm việc trên một mô hình, mọi thông tin luôn cập nhật để tạo ra luồng thông tin xuyên suốt. Điều này cũng giúp các phòng ban được gắn kết chặt chẽ hơn trong quá trình làm việc. 

Giảm thiểu rủi ro: ứng dụng BIM hỗ trợ người dùng phát hiện các rủi ro trong quá trình mô phỏng và thi công, hạn chế tối đã các rủi ro có thể xảy ra.

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành có diện tích gần 5.000ha, thuộc các xã Suối Trầu, Bình Sơn, Cẩm Đường và Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai do Tổng công ty hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư, với tổng mức hơn 336.630 tỷ đồng (giai đoạn 1 khoảng 114.450 tỷ đồng), để thực hiện dự án, tỉnh Đồng Nai phải tiến hành di dời gần 4.900 hộ dân, với khoảng 15.000 nhân khẩu.

Theo quy hoạch, quá trình xây dựng sẽ chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, Long Thành sẽ có công suất 25 triệu khách mỗi năm với 2 đường cất hạ cánh. Giai đoạn 2, sẽ có công suất 50 triệu hành khách và giai đoạn 3 sẽ lên 100 triệu hành khách mỗi năm với 4 đường bay.

T.Hà

T. Hà

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên