Công nhân dệt may đặt câu hỏi về đảm bảo việc làm thời cách mạng 4.0 và câu trả lời từ Thủ tướng
"Chính phủ đã và sẽ có giải pháp gì để đảm bảo việc làm, thu nhập của người lao động trong lĩnh vực dệt may, da giày trước tác động của cách mạng 4.0?", công nhân Đoàn Văn Vương, công ty TNHH Youngone (Nam Định) đặt câu hỏi.
- 04-05-2018Soi sáng Cách mạng 4.0 bằng tư tưởng của Các Mác
- 09-04-2018Nhìn từ vụ Uber chấm dứt hoạt động tại Việt Nam: Công việc có trở nên bấp bênh hơn thời cách mạng 4.0?
- 08-04-2018Cách mạng 4.0 có thể " thổi bay" 66 triệu việc làm
- 04-03-2018Cách mạng 4.0 và sự "tiếm quyền" của máy móc là không tránh khỏi, nhưng làm thế nào để con người không bị mất việc?
- 22-01-2018Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển: Muốn bắt kịp cách mạng 4.0, có lẽ nhiều giáo trình đại học cần được viết lại!
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi đối thoại với hơn 1.000 công nhân sáng ngày 20/5.
Bên cạnh những khó khăn về liên quan đến cuộc sống thường trực như điện, nước, nhà ở cho người thu nhập thấp, lần đầu tiên, các công nhân đã trực tiếp đặt câu hỏi cho Người đứng đầu Chính phủ về "công nghiệp 4.0".
"Chính phủ đã và sẽ có giải pháp gì để đảm bảo việc làm, thu nhập của người lao động trong lĩnh vực dệt may, da giày trước tác động của cách mạng 4.0?", công nhân Đoàn Văn Vương, công ty TNHH Youngone (Nam Định) đặt câu hỏi.
Tỏ ra rất thích thú trước vấn đề này, Thủ tướng nhận xét nhận thức của một bộ phận công nhân đang rất chủ động, sẵn sàng đón nhận, đối diện với những câu chuyện lớn của đất nước.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam không thể bỏ lỡ, cần chủ động nắm bắt. Nhiều việc làm mất đi nhưng phải làm xuất hiện những việc làm mới tốt hơn. Chính phủ, trong mọi điều hành đều lưu ý đến nội dung này.
Đồ hoạ: Hương Xuân
Trong buổi đối thoại, Thủ tướng cũng đặt câu hỏi cho công nhân là đã chuẩn bị gì trong bối cảnh đổi mới này.
Theo đó, đã có ý kiến bày tỏ rõ với Thủ tướng về việc tự chủ động, mày mò học hỏi, để có thể sử dụng tốt máy móc.
Một công nhân khác, anh Vũ Xuân Đạt, công ty Kefico (Hải Dương) đã chia sẻ với Thủ tướng câu chuyện của mình. Anh Đạt kể mình đỗ trường trung cấp nghề nhưng chỉ học được 1 tháng vì tiền dành dụm của công nhân không đủ trang trải cuộc sống.
Nhiều năm sau, nhờ vào sự nỗ lực bản thân, anh đã là trưởng ca phụ trách hơn 80 công nhân. Anh cho biết ước mơ của mình cùng nhiều công nhân khác là được học tập. Dù vậy, điều kiện vật chất luôn là một rào cản lớn. Đơn cử, chiếc máy tính dùng 10 năm nay đã hỏng, gia đình anh Đạt đang tích cóp để bản thân và con cái có phương tiện học tập.
Lời chia sẻ của anh Đạt đã khiến Thủ tướng thay mặt đoàn đại biểu Trung ương quyết định tặng ngay gia đình anh một bộ máy tính. Thủ tướng mong muốn bản thân anh Đạt có phương tiện để học tập tốt hơn, khuyến khích những trường hợp tương tự như anh Đạt.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý việc người lao động phải xác định được sự cần thiết của học nghề, nâng cao trình độ. Từ đó mỗi người cần cố gắng tự khắc phục khó khăn để đi học. Còn ở góc độ vĩ mô, Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu ban hành, sửa đổi các chính sách để tạo cơ hội cho anh chị em đi học, vì học cũng là giải pháp ứng phó với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo Thủ tướng, để thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi nỗ lực của nhiều chủ thể, từ Chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương, từng doanh nghiệp và từng người lao động.
Nhưng một điều không thể thiếu, Thủ tướng nhấn mạnh "Tất cả chúng ta phải tự bảo vệ mình, không ngừng học hỏi và nâng cao nhận thức, trình độ".