MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công nhân hứng chịu lạm phát, các công ty lớn Nhật Bản đồng ý tăng lương ở mức cao nhất trong 7 năm

20-03-2022 - 18:32 PM | Doanh nghiệp

Công nhân hứng chịu lạm phát, các công ty lớn Nhật Bản đồng ý tăng lương ở mức cao nhất trong 7 năm

Sau nhiều năm giảm phát tại Nhật Bản, giá cả đã dần leo thang, tạo áp lực cho các công ty phải tăng lương cho công nhân

Các doanh nghiệp đứng đầu Nhật Bản đã đồng thuận với mức tăng lương hàng năm cao nhất trong bảy năm nay. Điều này đang thúc đẩy động lực cho chiến dịch “chủ nghĩa tư bản kiểu mới” của Thủ tướng Fumio Kishida nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

Những công ty lớn như Toyota, Hitachi và Toshiba đã đồng loạt tăng lương công nhân giữa tình hình giá dầu và lúa mỳ leo dốc vì cuộc chiến tranh Nga - Ukraine. Nhưng chỉ có một vài công ty đạt được mục tiêu tăng 3% lương của Kishida.

Sau nhiều năm giảm phát, giá cả ở Nhật Bản đang tăng dần vì hậu quả của đại dịch. Nhiều nhà kinh tế dự báo chỉ số giá tiêu dùng CPI của nước này sẽ tăng 2 phần trăm trong tháng tới.

Theo số liệu OECD, từ 2000 đến nay, tiền lương thực tế đã chỉ tăng 0.39% và Hàn Quốc dẫn trước Nhật Bản về lượng lương trung bình.

Theo hiệp hội Công đoàn Thợ kim khí Nhật Bản, các nhà sản xuất, bao gồm sản xuất xe và thiết bị điện tử, đã đề xuất tăng lương trung bình thêm 2000 yên một tháng (tương đương 380.000đ), mức tăng cao nhất kể từ 2015. Nippon Steel và NEC tăng lương lên 3%, trong khi Hitachi tăng thêm 2.6%.

Ngay sau chiến thắng tranh cử vào tháng 10, Kishida đã tuyên bố sẽ xử lý tình trạng bất bình đẳng ở Nhật và tái phân phối tài sản từ các công ty về các hộ gia đình, nằm trong kế hoạch mà ông gọi là “một hình thức mới của chủ nghĩa tư bản”.

Công nhân hứng chịu lạm phát, các công ty lớn Nhật Bản đồng ý tăng lương ở mức cao nhất trong 7 năm  - Ảnh 1.

Nguyên bộ trưởng Đối ngoại Fumio Kishida trở thành thủ tướng Đảng Dân Chủ tự do Nhật Bản

“Các bậc quản lý đã ý thức rõ hơn cả về nhu cầu đầu tư vào con người” - Chủ tịch JCM, Akihiro Kaneko chia sẻ với phóng viên Financial Times. Masakazu Tokura, chủ tịch Keidanren, nhóm vận động hành lang cho giới kinh doanh lớn nhất Nhật Bản, cho rằng “động lực cho đợt tăng lương rất mạnh mẽ. Tôi mong điều này sẽ khích lệ các công ty cân nhắc việc tăng lương.”

Toyota cũng đã tiến tới đồng thuận với tổ chức công đoàn đại diện cho công nhân công ty trong việc đáp ứng toàn bộ yêu cầu tăng lương thưởng của công nhân. Giám đốc công ty, Akio Toyota, cảm ơn công nhân vì nỗ lực của họ bất chấp những bất ổn do đại dịch và khủng hoảng thiếp chip gây ra cho ngành công nghiệp xe hơi. Hai đối thủ Nissan và Honda theo sau đó cũng đồng tình đáp ứng yêu sách của công đoàn

UA Zensen, tổ chức công đoàn lớn nhất Nhật Bản, bao gồm công nhân may mặc, thương mại, nhà hàng, nói rằng mức tăng trung bình 2.55% đã được đáp ứng trong năm nay, với 70% công đoàn thành công trong việc thương lượng mức tăng lương cao hơn 2019.

Theo Hisashi Yamada, phó chủ tịch viện nghiên cứu Japan Research Institute cho hay: “Phía quản lý giờ đây cởi mở với mức tăng lương hơn dự tính, trong bối cảnh nhiều công ty đã phục hồi năng suất năm ngoái và sẵn sàng chi lương cao để giữ công nhân.”

Ông cho rằng mặc dù ngành dịch vụ và các công ty nhỏ vẫn chưa chắn chắn sẽ đi theo xu hướng tăng lương, những bước tiến hiện tại đã là dấu hiệu đầu tiên của một quy trình tăng lương giữa bối cảnh vật giá tăng cao.

Nhà kinh tế thuộc UBS, Masamichi Adachi cho rằng cú hồi phục của Nhật Bản từ đại dịch yếu hơn ở Mỹ và châu Âu, khiến cho mục tiêu tăng lương 3% của vị thủ tướng trở nên “quá mức tham vọng”.

https://cafef.vn/cong-nhan-hung-chiu-lam-phat-cac-cong-ty-lon-nhat-ban-dong-y-tang-luong-o-muc-cao-nhat-trong-7-nam-20220318170725701.chn

Yên Khê

Financial Times

Trở lên trên