Công sở là một thương trường cạnh tranh ngầm: Bạn không làm tốt, không khiến sếp hài lòng. Bạn "out"!
Sở hữu 1 trong số 6 thói quen xấu dưới đây, xin mời bạn bước ra khỏi công ty!
- 08-11-2018Thành tích luôn ở top đầu, có khả năng phát triển đội nhóm xuất sắc nhưng vẫn không được thăng chức, vì sao vậy?
- 08-11-2018Ba năm làm nhà nước, cảm giác ổn định sống, an phận làm cho xong: Thứ bạn nhận được chỉ là 36 tháng lương, còn bản thân vẫn mông muội mãi chẳng trưởng thành!
- 08-11-2018Tôi bận lắm: Bạn thực sự không có thời gian hay đó chỉ là lời biện minh nói nhiều thành quen? Đừng để thói quen trì hoãn “bóp nghẹt” cuộc sống
Không tuân thủ thời gian làm việc
Đây là kiểu nhân viên luôn thích đi muộn về sớm, không tuân thủ thời gian mà công ty quy định. Mặc dù làm việc rất tốt, nhưng anh ta luôn khiến mọi người phải chờ đợi.
Những kiểu nhân viên này thường tạo ra cảm giác khó chịu cho mọi người, bởi công việc của họ bị ảnh hưởng bởi thói quen làm việc không tuân thủ nguyên tắc của bạn. Trong con mắt của sếp, những người đi làm đúng giờ và tuân thủ nguyên tắc giờ giấc sẽ là những người có ý thức trách nhiệm làm việc, trừ khi bạn là một người làm việc cực kỳ xuất sắc và hiệu quả.
Lười biếng, chây ì, không muốn sửa đổi
Xu hướng "bệnh lười" ngày càng xuất hiện nhiều, nhất là trong môi trường văn phòng. Trước mỗi công việc được giao phó, hay mỗi lần xung phong nhận nhiệm vụ mới, bạn luôn là người im lặng và nép mình phía sau những đồng nghiệp sôi nổi khác. Đây là hình mẫu nhân viên thiếu tinh thần trách nhiệm, không có ý chí phấn đấu cho công việc của công ty. Nếu không tự thay đổi chính mình, đây sẽ là những người dễ có nguy cơ bị sếp cho "out" lớn nhất.
Thích bao biện, không cần biết mình có sai hay không
Việc đã sai rành rành ra đó mà vẫn cố tình "móc nối" mọi thế lực để bao biện cho chính mình, tránh truy cứu trách nhiệm bản thân…quả thật là điều tối kỵ. Đừng nghĩ sếp im lặng nghĩa là đang đồng tình với bạn.
Thật ra họ luôn quan sát kĩ càng thuộc cấp của họ. Họ chỉ ủng hộ và đánh giá cao những ai dám làm dám chịu, tự nhận khuyết điểm và sửa sai. Do đó, kiểu nhân viên này cũng không được sếp coi trọng thậm chí còn bực mình với cái "loa cãi".
Giữ thói quen nói dối
Thái độ không trung thực có lẽ là điều các sếp vô cùng ghét. Hoàn toàn vô hiệu nếu như bạn làm tốt nhưng nói dối hoặc đánh mất niềm tin trong lòng sếp, cũng như các đồng nghiệp trong thời gian trước đó.
Nếu bị phát hiện nói dối, dù đó là điều rất nhỏ hoặc không thể chứng minh, bạn sẽ mất tín nhiệm, thứ không bao giờ lấy lại được. Dù trong 3 năm sau đó, bạn luôn cố gắng tuyệt đối trung thực, nhưng mọi người vẫn sẽ nhớ tới bạn là một kẻ nói dối và không bao giờ hoàn toàn tin bạn.
Lúc nào cũng thể hiện sự tiêu cực
Thường xuyên lặp đi lặp lại những cụm từ như "Nó không hiệu quả đâu", "Sao nghe có vẻ khó vậy", "Tôi không biết nên bắt đầu như thế nào"… có thể khiến bạn bị đánh giá là không hợp tác và sống quá tiêu cực. Mọi người sẽ không muốn hợp tác với bạn vì họ không muốn cuộc sống của mình trở nên bế tắc hơn.
Thích "buôn chuyện" hơn làm việc
Tuýp nhân viên này khá là nguy hiểm, họ giống như một mồi lửa có thể châm ngòi cho những cuộc cãi vã, hay tranh luận nội bộ bất cứ lúc nào. "Chuyện bé xé ra to", đó là khả năng thiên bẩm mà họ có thể tạo ra khiến nhiều người cảm thấy ớn lạnh mỗi khi có sự hiện hiện của họ bên cạnh.
Với những "bà tám" kiểu này thường thì buôn chuyện thì nhiều mà làm việc thì ít, họ luôn xem việc để ý động thái của những người xung quanh và mang rêu rao khắp nơi là công việc chính hàng ngày của mình thay vì chăm chú làm việc để tạo ra năng suất. Những "mầm họa" kiểu này, không sớm thì muộn sẽ bị trục xuất ra khỏi đội ngũ bất cứ lúc nào.
Trí thức trẻ