MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công thức thành công thay đổi liên tục, tuy nhiên đây là 2 kỹ năng trường tồn mà người thành đạt ở mọi thời kỳ đều sở hữu

24-09-2017 - 08:38 AM | Sống

LinkedIn cùng với Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã cho ra một bản báo cáo chỉ ra đúng 2 kỹ năng mà bạn cần trau dồi ngay. Theo các chuyên gia, ở mọi thời kỳ lịch sử, 2 kỹ năng này đều là chìa khóa giúp một người thành công.

Thất nghiệp, lương thấp...: Việc làm thời nay đã khó kiếm hơn 50 năm trước rất nhiều

Ở vào thời điểm 50 năm trước, nếu như bạn có được một công việc ở một công ty, có thể tại một đất nước phát triển nào đó, cảm giác mang lại cho bạn có lẽ là 'sự nghiệp của mình đã khá chắc chắn rồi'. Sự thực là nếu không kể đến thời kì suy thoái thì đa số quốc gia ở quá khứ đều giữ được tình trạng nguồn cầu lao động khá dồi dào.

Sự gia tăng năng suất một cách nhanh chóng chính là nền tảng cho sự phát triển về tiêu chuẩn sống thời đó. Đối với giới trí thức, chiếc bằng đại học là một “tấm vé vàng” giúp họ có một công việc chuyên nghiệp có thu nhập cao và ổn định.

Còn đối với những người lao động chỉ sở hữu bằng trung học, việc làm tại các nhà máy dây chuyền cũng đủ giúp họ vươn tới mức sống của tầng lớp trung lưu. Nói chung, cuộc sống trở nên 'dễ thở' hơn rất nhiều ở thời điểm 50 năm trước, bởi bạn rất dễ tìm được công việc mà mình hài lòng.

Còn hiện tại thì sao? Chúng ta quả thực đang sống trong một thế giới khó khăn hơn nhiều so với quá khứ.

Tại nhiều quốc gia, sự hồi phục từ cuộc suy thoái gần nhất diễn ra với tốc độ chậm chạp và kéo dài. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn chưa được cải thiện hoàn toàn. Tốc độ tăng năng suất toàn cầu đã bị sụt giảm dẫn đến điều tương tự xảy ra với đồng lương của người lao động.

Việc cắt giảm lợi ích ở những khu vực tư nhân đang buộc người lao động phải chịu nhiều rủi ro hơn trước đây. Với những người chưa bị đụng đến, họ rồi sẽ phải lo sợ bởi ngành tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đang tạo ra viễn cảnh hàng loạt công nhân sẽ buộc phải nghỉ việc.

Những người lao động giờ đây buộc phải quan tâm nhiều hơn tới việc trau dồi bản thân, cả về kiến thức lẫn kỹ năng để không bị thay thế. Vì thế, không là lạ là khi chúng ta nghe thấy các phương tiện truyền thông vào thởi điểm này thường xuyên khuyên người lao động nên lập kế hoạch, nên tham gia quá trình đào tạo lại để nâng cao kỹ thuật của bản thân.

Thế nhưng, sự thực là vẫn rất khó cho họ để biết những loại kỹ năng nào là quan trọng, những loại kỹ năng là vẫn còn nguyên giá trị trong thời kỳ đầy biến động này để học hỏi.

Các chuyên gia bắt tay trả lời câu hỏi: Vậy, vào lúc nay, bạn cần kỹ năng gì để kiếm việc và thành đạt?

Để trả lời cho câu hỏi trên, các vị chuyên gia đã vào cuộc. LinkedIn - mạng xã hội việc làm lớn nhất thế giới mới đây cũng đã làm một cuộc khảo sát về cung và cầu về 50.000 kỹ năng làm việc khác nhau.

Từ các kết quả đó, LinkedIn đã phối hợp với Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã công bố Bản báo cáo Nhân sự năm 2017, giúp đánh giá về việc trang bị kiến thức và kỹ năng cho lực lượng lao động ở các quốc gia hiện nay. Thực sự, nhiều kết quả vô cùng quý báu với người lao động trên toàn thế giới đã được chỉ ra trong báo cáo này.

Jeff Weiner - CEO LinkedIn

Jeff Weiner - CEO LinkedIn

"Chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát cung và cầu của 50.000 kỹ năng khác nhau. Điều này cho phép chúng tôi nhận biết được ở từng công ty tại từng quốc gia, từng châu lục, họ kỳ vọng một nhóm kỹ năng làm việc cụ thể nào đó; hoặc tại từng công ty tại từng quốc gia, chúng tôi biết họ đang dư thừa những ứng viên có kỹ năng như thế nào" - CEO LinkedIn nhấn mạnh.

Và, bí mất đã dần hề lộ: Có những kỹ năng nhất định thường được sử dụng trong mọi loại nghề nghiệp. Chúng đã xuất hiện từ thời điểm dư thừa cầu lao động 50 năm trước và vẫn còn nguyên giá trị ở thời điểm hiện tại. Nắm bắt những kỹ năng, bạn - một người lao động- chắc chắn sẽ chẳng bao giờ phải lo về cảnh thát nghiệp.

2 kỹ năng trường tồn - Bạn hãy ghi nhớ ngay để làm chủ sự nghiệp!!!

"Chúng ta thấy rằng, giữa nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, luôn có những kĩ năng cốt lõi, liên chức năng giúp củng cố sự nghiệp " - Báo cáo viết.

Theo đó, các kỹ năng đó chỉ gói gọn trong 2 gạch đầu dòng:

1. Kỹ năng giao tiếp, ví dụ như làm lãnh đạo hay làm dịch vụ khách hàng

2. Kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản, ví dụ như cách sử dụng phần mềm xử lý văn bản và thao tác trên các bảng tính.

Có được nền tảng vững chãi cho những kỹ năng này là điều quan trọng mọi công việc. Lý do là vì chỉ 2 kỹ năng này cũng đủ giúp cho bạn sẵn sàng xoay sở trong công việc, kể cả những lúc khó khăn nhất

Như vậy, việc đào tạo lại mà truyền thông nói đến hóa ra lại trở nên dễ hơn rất nhiều, khi mà bạn chỉ cần học một hoặc hai kỹ năng mới, hơn là học hẳn một lĩnh vực kiến thức hoàn toàn xa lạ.

Thêm một điều được đúc rút ra từ kết quả đầy ý nghĩa trên. Đó là việc rõ ràng, kỹ năng giao tiếp sẽ không bao giờ trở nên lỗi thời dưới tác động của sự đổi mới công nghệ hay những khủng khoảng kinh tế.

Giao tiếp - một kỹ năng quá quan trọng

Giao tiếp - một kỹ năng quá quan trọng

'Giữa một lực lượng lao động thường xuyên thay đổi, điều khiến cho mọi người thành công trong việc xoay sở công việc chính là có nền tảng vững chãi với những kỹ năng linh hoạt, đa chức năng như vậy' - Điều này có lẽ sẽ còn đúng trong vài ba thế hệ nữa chứ không chỉ ở thời điểm bây giờ.

"Hi vọng cuối cùng của chúng tôi là giúp cho các chính phủ hiểu rõ hơn, phân tích được và tiếp cận được đến sự phát triển nguồn nhân lực theo định hướng đi như trên" - CEO LinkedIn, một đồng giả tác giả của báo cáo viết.

Theo Đỗ Quyên

Trí thức trẻ

Trở lên trên