Công trình xanh, giải pháp chống biến đổi khí hậu
Một trong những thủ phạm gây ra việc biến đổi khí hậu là sự tiêu thụ năng lượng khổng lồ từ các công trình xây dựng. Trong những năm gần đây, lĩnh vực này đang được hồi sinh và tăng trưởng cùng những tác động bất lợi đến môi trường. Giải pháp nào cho vấn đề này khi quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh?
Việt Nam đang là nước có tốc độ đô thị hóa đứng đầu Đông Nam Á. Dự báo 50% dân số Việt Nam sẽ sống tại đô thị trong vòng 40 năm tới. Điều này đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều cao ốc, nhà cao tầng, những trung tâm mua sắm, công trình tiện ích ra đời.
Môi trường trong những năm gần đây đang ô nhiễm ở mức báo động do những tác nhân từ các ngành công nghiệp nặng. Theo trang Bimhow, ngành xây dựng đóng góp tới 23% ô nhiễm không khí, 50% thay đổi khí hậu, 40% ô nhiễm nước uống và 50% chất thải chôn lấp. Một nghiên cứu của Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) cũng chỉ ra, ngành xây dựng chiếm đến 40% mức sử dụng năng lượng trên toàn cầu.
Ngành xây dựng đang góp phần làm môi trường bị ô nhiễm nặng nề
Trong quá trình xây dựng, phần lớn khí thải đến từ việc chế tạo nguyên liệu như gạch nung, bê tông, sắt thép... Vậy làm sao để những công trình xây dựng đảm bảo được tính bền vững mà vẫn góp phần bảo vệ môi trường? Theo Hội đồng Công trình Xanh Thế giới (WGBC), một công trình xanh là công trình mà trong thiết kế, xây dựng, vận hành có thể giảm thiểu tác động tiêu cực đến khí hậu và môi trường tự nhiên.
Vì thế, vật liệu xanh đang trở thành xu hướng phát triển trong những năm gần đây. Vật liệu xanh sẽ ít tác động tiêu cực đến môi trường và không gây hại đến sức khỏe con người trong quá trình khai thác từ nguyên liệu thô đến sản xuất và thành phẩm ứng dụng vào các công trình. Ưu điểm của vật liệu xanh đó là khả năng tái sử dụng góp phần xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.
Panel PIR - Vật liệu xanh đón đầu xu hướng của công ty Greenpan
Tuy nhiên, tại Việt Nam cho đến thời điểm này chưa có nhiều doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ xanh vào xây dựng, sản xuất do giá thành cao và hoài nghi về tính bền vững.
Trong hội thảo "Đỉnh cao công nghệ - Đi tắt đón đầu" do công ty Kỹ nghệ Lạnh (Searefico) cùng CLB Doanh nhân vàng và Hội Doanh nhân trẻ YBA, Ông Phạm Ngọc Sơn, Chủ tịch HĐQT Greenpan chia sẻ: "Điều quan trọng của việc phát triển vật liệu xanh không chỉ đáp ứng cho công trình xanh, mà còn phải mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp".
Các doanh nghiệp tìm hiểu về quá trình sản xuất và công nghệ phát triển vật liệu Panel PIR
Đó cũng là bài toán Greenpan giải quyết trong vòng hai năm với nhiều cuộc gặp gỡ giữa các đối tác Châu Âu và quyết định mang về dây chuyền sản xuất Panel PIR công nghệ hiện đại bậc nhất. Chỉ có đầu tư vào công nghệ mới có thể mang về giá trị và hiệu quả như mong đợi.
"Chúng tôi phát triển vì một Việt Nam vững mạnh. Chỉ có đi tắt, đón đầu công nghệ mới có thể giúp chúng ta bắt kịp những nước phát triển trên thế giới. Điều quan trọng là bạn có dám dấn thân, chấp nhận thách thức và không sợ đổi mới để phát triển hay không." Ông Sơn chia sẻ thêm.
Nhờ tinh thần dấn thân đó, đội ngũ Greenpan đã sáng tạo thành công công nghệ độc quyền 2bGP mang lại hiệu quả sản xuất vượt trội, góp phần làm giá thành của sản phẩm hợp lý hơn. "Với công nghệ này, Greenpan đang hướng tới mục tiêu trở thành nhà sản xuất Panel PIR tiên phong số một Châu Á và top 5 toàn cầu" - Ông Sơn chia sẻ về mục tiêu của Greenpan mang sản phẩm Việt ra toàn thế giới.
Như vậy, bài toán bảo vệ môi trường khi đô thị hóa ngày càng nhanh đã có giải pháp là những vật liệu xanh như tấm Panel PIR. Với vai trò là người khởi xướng mang công nghệ vào sản xuất để góp phần làm xanh hóa ngành công nghiệp, Greenpan đang hướng đến một tương lai bền vững cho ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam.