Công tử Bạc Liêu giàu 'nứt đố đổ vách' nhưng đời con nghèo khổ đến khó tin: 70 tuổi lận đận mưu sinh, dòng tộc chưa kịp giàu 3 đời đã lụi tàn
"Cơ ngơi này cũng một tay ông nội làm ra, ba tôi là người xài tiền, tới tôi lại là người đi kiếm tiền", con trai Công tử Bạc Liêu chia sẻ.
- 31-10-2022Mưu trí hơn người nhưng Gia Cát Lượng từng mắc phải 3 sai lầm không thể cứu vãn, ngàn năm sau vẫn bị nhắc tên
- 31-10-2022Học bá Thanh Hoa chưa từng phải làm việc nhà, bất đắc dĩ làm sales bất động sản, trắng tay ‘giấu bằng’ về làm bảo vệ
- 30-10-2022Lối tắt kiếm tiền nhanh thoát nghèo của cổ nhân: ‘Kiếm mối từ người quen, kiếm cơm từ người lạ’
Công tử Bạc Liêu được biết đến như một biểu tượng của sự giàu có ở mảnh đất Nam bộ. Người dân ở đây kháo nhau rằng nếu xứ Bạc Liêu có 10 thửa ruộng thì của công tử Bạc Liêu là 9 thửa, còn 1 thửa còn lại của dân thường và quan chức trong vùng.
Không những thế, người đàn ông này còn gắn liền với những giai thoại ăn chơi nức tiếng. Câu hát quen thuộc "Nghe danh công tử Bạc Liêu, đốt tiền như giấy tỏ ra mình giàu" cũng bắt nguồn từ lối sống xa hoa ít ai theo kịp của ông.
XUẤT THÂN GIÀU CÓ, ĐƯỢC THỪA HƯỞNG GIA SẢN CỦA DÒNG HỌ
Công tử Bạc Liêu hay Hắc công tử tên là Trần Trinh Huy, là con trai thứ 3 của ông bá hộ Trần Trinh Trạch - một trong “Tứ đại phú hào” miền nam xưa. Từ hai bàn tay trắng, bằng ý chí làm giàu, cha ông đã đạt tới sự giàu sang tột đỉnh.
Theo Vietnamfinance, ông bá hộ Trạch sở hữu hai dãy phố lầu ở Bạc Liêu và một dãy phố lầu ở thành phố HCM xưa. Theo một số tài liệu, cả tỉnh Bạc Liêu có 13 lô ruộng muối thì ông Trạch chiếm tới 11 lô, với hơn 50.000 mẫu ruộng muối. Riêng ruộng lúa ông có 74 sở điền với 150.000 mẫu.
Ông trúng thầu quản lý sở cầm đồ và nghiễm nhiên trở thành người hoạt động độc quyền cầm đồ tại Bạc Liêu. Ngoài ra, ông Trạch còn độc quyền phân phối rượu ở Bạc Liêu, đồng sáng lập và điều hành ngân hàng đầu tiên của người Việt Nam. Tất cả những thứ đó đã làm cho vợ chồng ông trở nên vô cùng giàu có, nổi tiếng khắp vùng.
Chân dung công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy
Vì không muốn số tài sản có được một ngày nào đó sẽ tiêu tan, ông đưa cậu con trai thứ ba là cậu Ba Huy sang Pháp du học với hy vọng khi trở về sẽ quản lý tốt gia sản mình để lại. Năm 26 tuổi, Công tử Bạc Liêu kết thúc chuyến du học và về nước. Sau khi cha ông qua đời, gia tài gần như đều để cho ông sử dụng.
Kế thừa sản nghiệp của gia tộc, Cậu Ba Huy giàu đến mức người ta đồn rằng: "Vua Bảo Đại có thứ gì thì công tử Bạc Liêu có cái đó, nhưng Công tử Bạc Liêu có thứ gì chưa chắc gì Vua Bảo Đại đã có". Thậm chí, ông còn thuê một người Pháp quản lý gia sản cho mình với hoa hồng hấp dẫn là 10% lợi nhuận hàng năm để bản thân có thời gian ăn chơi.
Công tử Bạc Liêu có hai chiếc xe là Ford Vedette dùng để thăm ruộng và chiếc Peugeot dùng để đi chơi. Ông cũng là người đầu tiên sở hữu chiếc máy bay tư nhân đầu tiên Việt Nam. Theo Dân Việt, máy bay của ông là chiếc Morane tối tân nhất trong các dòng máy bay nhỏ của Pháp thời bấy giờ. Để mua được chiếc máy bay này, ông đã phải bỏ ra tới 100 kg vàng.
GIA SẢN KHÁNH KIỆT, CON CÁI LÂM VÀO CẢNH NGHÈO TÚNG
Cuộc sống của cậu Ba Huy là những ngày tháng đắm mình trong những bữa tiệc thịnh soạn cùng những người quyền quý. Ông ăn chơi khét tiếng đến nỗi danh xưng Công tử Bạc Liêu gần như gán cho riêng ông. Dù rất giàu có nhưng do mải ăn chơi, cờ bạc và không chú tâm làm ăn, sau khi cha qua đời, gia sản của ông cứ hao hụt dần.
Cậu Ba Huy mất vào tháng 1/1974 và được an táng trong phần mộ gia đình tại ấp Cái Dầy, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu. Theo Vietnamnet, Công tử Bạc Liêu có 8 người con, lần lượt là: Hiếu, Thảo, Nhơn, Đức, Hoàn, Toàn, Trinh, Nữ. Sau khi ông qua đời, các con đã bán căn nhà cuối cùng của cha ở đường Nhất Linh với giá 28 lượng vàng, chia mỗi người một ít rồi mạnh ai nấy sống.
Ông Đức bán sách và kể về cha mình ở "nhà trưng bày công tử Bạc Liêu".
Trong số những người con của ông, vợ chồng ông Trần Trinh Đức sinh sống bằng nghề buôn bán, gia đình khá giả nhưng rồi tất cả đều về số 0 khi đứa con gái duy nhất của ông sa vào bài bạc khiến gia đình phải bán hết tài sản để trả nợ.
Ông Đức từ đó phải lưu lạc khắp các vùng đất, cuối cùng về lại quê hương làm đủ thứ nghề nuôi vợ con, từ bán giày cũ, chạy xe ôm... ai kêu gì làm đó. Kể cả Trần Trinh Nhơn, anh kế của ông Đức, trước ăn chơi vô độ nay cũng sống ẩn dật nghèo túng đâu đó, lâu lắm rồi không thấy về quê hương Bạc Liêu.
Năm 2013, nhận thấy hoàn cản của ông Đức khó khăn, UBND tỉnh cấp cho đưa gia đình ông căn nhà số 112 đường 15 khu dân cư phường 5, TP Bạc Liêu. Từ đây, ông có một công việc ổn định là có mặt tại nhà trưng bày "Công tử Bạc Liêu" để bán sách của nhiều nhà văn viết về cha mình và chụp ảnh với khách tham quan...
Trong một lần chia sẻ với Trí thức trẻ, ông Đức tâm sự gia đình ông giàu có tiếng suốt 3 đời tuy nhiên theo năm tháng của cải cũng không còn:
"Cơ ngơi này cũng một tay ông nội làm ra, ba tôi là người xài tiền, tới tôi lại là người đi kiếm tiền".
Ngày 18/6/2022, ông Trần Trinh Đức qua đời, hưởng thọ 76 tuổi. Đến đây thì chính thức kết thúc sự giàu có kéo dài chưa tới ba đời của dòng tộc Hội đồng Trần Trinh Trạch.
(Tổng hợp nhiều nguồn)
Nhịp sống thị trường