MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công ty chứng khoán không có nhân viên môi giới: Liệu có khả thi?

Sự trỗi dậy của sharing economy (nền kinh tế chia sẻ) mà tiêu biểu là những start-up lừng danh như Uber, Grab hay Airbnb đã cho thấy sức mạnh công nghệ trong mô hình kinh doanh mới. Mọi chi phí trung gian được cắt giảm tối đa cùng chiến lược “marketing tự nguyện” là chìa khóa để mang đến dịch vụ tốt với giá cạnh tranh cho mọi khách hàng. Nhưng với ngành tài chính đầu tư, liệu mô hình này có khả thi?

Uber đã khiến cả thế giới phải bàn tán, bởi chỉ trong một thời gian ngắn, hãng này đã trở thành đối thủ đáng gờm, từ giá trị thương hiệu, sức mạnh tài chính, nền tảng công nghệ, xu hướng thị trường. Điểm mấu chốt cho thành công của Uber, như chúng ta đã nói rất nhiều lần, với mô hình sharing economy, họ có thể triển khai giá cước thấp hơn từ 10%-35% với dịch vụ tốt tại bất cứ thị trường nào trên thế giới.

Với sharing economy, sức mạnh của WOM (Word of Mouth – truyền miệng) – hay còn được gọi là “marketing tự nguyện” – lại một lần nữa cho thấy tính hiệu quả vượt trội. Theo một khảo sát của Kantar Worldpanel, 68% người tiêu dùng sẽ chọn thử sản phẩm nếu được bạn bè, người quen giới thiệu, chia sẻ trải nghiệm của họ. Do đó, rất nhiều doanh nghiệp, trong nhiều ngành nghề khác nhau đã rất chú trọng thực hiện chương trình marketing WOM bên cạnh các hoạt động marketing thông thường khác.

Đầu tháng 07/2017 vừa qua, Techcom Securities (TCBS) tuyên bố ra mắt sản phẩm gói tài khoản đầu tư iWealth Pro. Tuy nhiên, điều thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư và báo chí tại lễ ra mắt này là cách thức TCBS áp dụng mô hình tương tự sharing economy vào chính lĩnh vực tài chính đầu tư tại Việt Nam.

Sử dụng công nghệ thay thế cho các hoạt động môi giới

TCBS hiện là công ty chứng khoán duy nhất trên thị trường hoạt động theo mô hình không có nhân viên môi giới và vì thế có thể cắt giảm tối đa các chi phí trung gian. Tại nhiều công ty chứng khoán lớn, đội ngũ môi giới được coi là nhân lực nòng cốt để thu hút, phát triển, tư vấn và hỗ trợ toàn diện cho các khách hàng. Các khách hàng sau khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán thì dù kết quả đầu tư thế nào, có sử dụng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ của nhân viên môi giới đó hay không, thì vẫn phải trả mức phí môi giới cao cho mỗi lượt giao dịch cả mua và bán.

Tuy nhiên, định hướng của TCBS ngay từ đầu đã rất khác biệt, thậm chí được coi là liều lĩnh. Với tham vọng phát triển khách hàng trên nền tảng công nghệ, TCBS trực tuyến hóa hoàn toàn quá trình giao dịch chứng khoán của khách hàng, bao gồm cả giao dịch thỏa thuận. Việc này sẽ tiết kiệm rất nhiều công sức và chi phí cho nhà đầu tư.

Để có thể tự tin áp dụng mô hình này, TCBS đã hoàn thiện một hệ thống công nghệ có khả năng hỗ trợ toàn diện cho khách hàng, đủ để họ yên tâm giao dịch mà không cần trông cậy vào nhân viên môi giới. Bên cạnh phí dịch vụ cạnh tranh, TCBS mang đến những trải nghiệm đầu tư khác biệt. Với TCWealth – Robo Advisor đầu tiên tại Việt Nam – khách hàng sẽ được hỗ trợ để lên một kế hoạch đầu tư tối ưu và chi tiết cho mỗi cá nhân. Trong quá trình giao dịch, TCBS cung cấp công cụ TCAnalysis và MarketWatch – hệ thống báo cáo, phân tích, đánh giá thị trường và các doanh nghiệp niêm yết để tự động đưa ra những đề xuất hỗ trợ toàn diện khi khách hàng quyết định đầu tư.

Cam kết hoàn trả toàn bộ chi phí môi giới cho chính khách hàng và sử dụng Marketing tự nguyện làm đòn bẩy

Trong buổi lễ ra mắt iWealth Pro, ông Trần Nhật Nam, Phó TGĐ Techom Securities chia sẻ, iWealth Pro chính là sản phẩm cụ thể hóa nhất cho triết lý “không môi giới” mà TCBS đang theo đuổi. Với iWealth Pro, TCBS cam kết hoàn trả toàn bộ chi phí môi giới thông qua một loạt ưu đãi như tích điểm đổi quà/tiền khi khách hàng giao dịch với iWealth Pro; mức phí giao dịch chỉ bằng 50% so với mức phí thấp nhất hiện nay; lãi suất margin chỉ 9,9%/năm. Với khách hàng có hoạt động đầu tư Trái phiếu và Chứng chỉ quỹ, họ sẽ được tặng 0,5% giá trị đầu tư.

Trong bất kỳ lĩnh vực đầu tư nào, muốn tăng thêm dù chỉ là 1% lợi nhuận, thông thường nhà đầu tư sẽ phải chấp nhận mức rủi ro cao hơn. Vì vậy, khi có thể cắt giảm được chi phí trung gian cho môi giới , khách hàng hoàn toàn có thể kỳ vọng có được mức lợi nhuận tốt hơn mà không phải thay đổi mức chịu đựng rủi ro.

Một yếu tố khác cũng khiến TCBS tự tin vào mô hình của mình, chính là sự tăng trưởng ấn tượng của lượng khách hàng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ trong thời gian chưa phải là dài vừa qua. Dù không sử dụng đội ngũ môi giới, chỉ trong gần một năm rưỡi triển khai, TCBS đã phát triển được xấp xỉ 30.000 tài khoản chứng khoán. Với iWealth Pro, TCBS tin vào trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng sẽ là yếu tố then chốt để mở rộng độ phủ của sản phẩm. Do đó, TCBS có chính sách tặng thưởng xứng đáng cho những khách hàng giới thiệu cho bạn bè, người thân của mình.

Lựa chọn hướng đi khác biệt, thậm chí có phần “chơi trội” so với tất cả các CTCK trên thị trường hiện nay, nhưng tốc độ phát triển mạnh mẽ – cả về số lượng khách hàng và đóng góp doanh thu của mảng giao dịch chứng khoán trực tuyến - đã minh chứng mô hình hoạt động này hoàn toàn khả thi. Còn khá sớm để nói đến một sự dịch chuyển và biến đổi về cách thức mà nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam giao dịch chứng khoán khi hoàn toàn tách khỏi nhân viên môi giới. Nhưng rõ ràng, TCBS đã mang đến một lựa chọn khá hợp thời trong bối cảnh công nghệ đang lên ngôi như hiện nay.

Tìm hiểu thêm về iWealth Pro tại đây: https://www.tcbs.com.vn/tai-khoan-dau-tu-iwealth-pro

A.D

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên