MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công ty với bê bối quan chức giấu 3 tấn tiền mặt sẽ trở thành động lực để Bắc Kinh đại tu các doanh nghiệp nhà nước?

21-04-2021 - 10:08 AM | Tài chính quốc tế

Công ty với bê bối quan chức giấu 3 tấn tiền mặt sẽ trở thành động lực để Bắc Kinh đại tu các doanh nghiệp nhà nước?

Việc cải cách các SOE ở Trung Quốc đang diễn ra với tốc độ rất chậm chạm vì thường vấp phải sự phản kháng từ lợi ích trong nước vốn đã tồn tại từ lâu.

Thông thường, chính phủ Trung Quốc kiểm soát các loại tài sản có giá trị trong những lĩnh vực mang tính chiến lược thông qua các doanh nghiệp nhà nước (SOE). Tuy nhiên, ngay cả các SOE cũng có hoạt động kém hiệu quả, dễ xảy ra tình trạng tham nhũng và vướng vào những khối nợ không hề nhỏ.

Tính đến năm 2019 – năm gần nhất Bloomberg thu thập được dự liệu công khai, các SOE Trung Quốc đang "ôm" đống nợ trị giá 126 nghìn tỷ CNY (19,4 nghìn tỷ USD), tương đương khoảng 40% tổng nợ của chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình của nước này. Theo đó, Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia mắc nợ nhiều nhất thế giới.

Hiện tại, Trung Quốc đang nỗ lực kiểm soát các SOE. Dù đây là việc chủ yếu diễn ra trong nước, nhưng đôi khi, những động thái cải cách của Bắc Kinh có thể trực tiếp gây xung đột với lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài. China Huarong Asset Management Co. – phần lớn cổ phần do Bộ Tài chính Trung Quốc sở hữu, là một trường hợp điển hình.

Được thành lập cách đây 2 thập kỷ nhằm mục đích mua lại nợ xấu từ các ngân hàng thương mại, Huarong cũng được cấp phép hoạt động trong các lĩnh vực khác như môi giới, đầu tư vốn cổ phần và tín dụng đen. Do đó, công ty này đã tận dụng tối đa những lợi thế có được. Cuối năm 2016, nợ xấu của công ty này – cũng chính là nhiệm vụ cốt lõi của họ, chỉ chiếm 26% tổng số tài sản, trong khi các tài sản tài chính khác lại chiếm 40%.

Tính đến tháng 6/2020, Huarong nắm giữ 1,7 nghìn CNY tài sản và 1,6 nghìn tỷ CNY nợ. Công ty này hiện có khoảng 22 tỷ USD trái phiếu định danh bằng USD đang lưu hành. Giá loại trái phiếu này đã lao dốc mạnh vào tháng 4, khi có lúc chỉ giao dịch ở mức 55 cent/USD, sau khi công ty này trì hoãn việc công bố báo cáo thường niên năm 2020. Phần lớn các trái phiếu này được công ty con ở nước ngoài là China Huarong International Holdings Ltd. bảo lãnh, chứ không phải công ty mẹ có trụ sở tại Bắc Kinh.

Khi nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu của Huarong, dường như họ không cân nhắc kỹ về tình hình tài chính của công ty con này. Tính đến tháng 6 năm ngoái, Huarong International chỉ có 2,2 tỷ USD tiền mặt và có 3,8 tỷ USD trái phiếu phải mua lại trong năm nay. Thay vào đó, nhà đầu tư lại mang hy vọng rằng trái phiếu công ty này sẽ nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của chính phủ. Đây cũng chính là lập luận của S&P Global Ratings đưa ra khi phân loại trái phiếu này là "điểm đầu tư" (investment grade).

3 năm trước, Bắc Kinh đã nỗ lực kiềm chế sự bành trướng của Huarong và bắt giữ ông chủ cũ là Lai Xiaomin. Hồi tháng 1, Lai đã bị kết án tử hình. Đây được coi là phán quyết nghiêm khắc gần như chưa từng có tiền lệ đối với một tội phạm tài chính. Ông này đã bị hành quyết chỉ sau vài tuần.

Tuy nhiên, những vấn đề của Huarong vẫn tồn tại. Trung Quốc đã nỗ lực cắt giảm các loại tài sản không phải là trọng tâm hoạt động của công ty trong 3 năm, nhưng có rất ít tiến triển. Hơn một nửa số tài sản này là các sản phẩm tín dụng đen – vốn rất khó để định giá và thoái vốn. Cuối cùng, biện pháp cuối cùng của họ có thể chỉ là ký bút toán giảm.

Vậy, liệu Trung Quốc có chi trả toàn bộ các khoản nợ cho nhà đầu tư trái phiếu USD của Huarong để giữ thể diện với thị trường quốc tế không? Hay họ sẽ làm như những gì đã từng thực hiện và cắt đứt mối quan hệ với công ty con ở nước ngoài này? Việc cải cách các SOE ở Trung Quốc đang diễn ra với tốc độ rất chậm chạm vì thường vấp phải sự phản kháng từ lợi ích trong nước vốn đã tồn tại từ lâu. Với Huarong, ngay cả nhà đầu tư cũng chịu ảnh hưởng và họ muốn được bù đắp. 

Hôm thứ Sáu và trong tuần này, trái phiếu của Huarong đã tăng vọt sau khi cơ quan quản lý tài chính của Trung Quốc cho biết rằng công ty quản lý nợ xấu đang hoạt động bình thường và có thanh khoản dồi dào. Đây là lời bình luận chính thức đầu tiên của Bắc Kinh kể từ khi Huarong làm chao đảo thị trường tín dụng châu Á, khi không công bố kết quả kinh doanh đúng thời hạn vào ngày 31/3. Dù tuyên bố của cơ quan quản lý hầu như không phải là một cam kết về việc chính phủ sẽ hậu thuẫn mạnh mẽ, nhưng cũng đủ để giúp trái phiếu Huarong hồi phục từ mức thấp kỷ lục và xoa dịu nỗi lo đang lây lan.

Sự phục hồi này cho thấy các nhà đầu tư đã bớt lo ngại về các kịch bản cực đoan như phá sản. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn về việc Bắc Kinh sẽ hỗ trợ ở mức độ nào khi Huarong cố gắng đại tu hoạt động kinh doanh của mình vẫn chưa được giải đáp. 

Lục Lam

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên