Công văn hỏa tốc về công trình cao tầng phải có tối thiểu 3 tầng hầm
Quy định bắt buộc dự án nhà cao tầng tại Hà Nội phải có 3 tầng hầm đang gây xôn xao dư luận, làm "nóng" lĩnh vực địa ốc những ngày qua. Hiện quy định này đang được các cơ quan quản lý thành phố hướng dẫn, quy định cụ thể về việc triển khai chỉ đạo của Thành ủy.
- 22-05-2016Nhà cao tầng phải có 3 tầng hầm: Có tạo cơ chế xin cho?
- 21-05-2016Chuyên gia nói về quy định nhà cao tầng phải có tối thiểu 3 tầng hầm
- 19-05-2016Dự án cao tầng ở Hà Nội bắt buộc phải có 3 tầng hầm xôn xao thị trường địa ốc
- 18-05-2016Quyết định này của Hà Nội khiến dân vui mừng khôn xiết, doanh nghiệp địa ốc "toát mồ hôi"
Sau khi Thành ủy Hà Nội họp và nghe các báo cáo, đề xuất của các sở, ngành, cơ quan về nhiệm vụ trọng tâm của UBND Tp.Hà Nội thời gian tới, Thành ủy đã có chỉ đạo chung các nhiệm vụ. Trong đó, đáng chú ý có quy định về việc xây dựng các công trình, khu đô thị, trung tâm thương mại trong thiết kế và xây dựng phải bố trí thêm diện tích tầng hầm để xe, tối thiểu 03 tầng hầm, để vừa đảm bảo chỗ để xe của cư dân và của thành phố.
Quy định này được dư luận, người dân và cộng đồng doanh nghiệp địa ốc đặc biệt quan tâm, và làm nóng thị trường bất động sản trong những ngày qua.
Đã có nhiều ý kiến trái chiều về quy định này, đa phần các chuyên gia, nhà chuyên môn và người dân đều cho đó là một chủ trương đúng đắn, được nhiều người ủng hộ.
Tuy nhiên, việc quy định chung chung này đã khiến nhiều doanh nghiệp địa ốc hoang mang, lo ngại ảnh hưởng tới kế hoạch đầu tư, kinh doanh đến các dự án. Nhiều ý kiến cho rằng quy định này sẽ khiến giá nhà đội lên cao, người dân chịu thiệt. Cùng với đó, vấn đề đặt vấn đề cũng được đặt ra là có mâu thuẫn với hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành? Một số ý kiến khác cho rằng cần phải quy định cụ thể dự án nào thì phải xây 3 tầng hầm, dự án nào không, vị trí nào cần xây,…
Sau khi có chỉ đạo chung của Thành ủy hồi tháng 3/2016, ngày 13/5/2016 Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã có văn bản hỏa tốc chỉ đạo các sở, ngành chức năng liên quan đến quy định này:
Cụ thể, UBND TP giao Sở QH-KT chủ trì, phối hợp với các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội nghiên cứu, đề xuất các biện pháp, chính sách để cụ thể hóa nội dung chỉ đạo của Thành ủy, báo cáo UBND TP trong tháng 5-2016.
Văn bản nêu rõ, kết quả nghiên cứu, đề xuất phải làm rõ những nội dung chủ yếu như: thẩm quyền, hình thức ban hành chính sách; sự đồng bộ, phù hợp của các biện pháp, chính sách đề xuất với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; phân loại các nội dung quản lý để có chính sách áp dụng phù hợp (phân loại theo mô hình đầu tư: nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, công trình công cộng, công trình hỗn hợp; theo quy mô đầu tư; theo không gian áp dụng: nội thành, ngoại thành…; các điều kiện về kỹ thuật khi xây dựng tầng hầm nhằm đảm bảo khả năng kết nối hệ thống các công trình ngầm; vấn đề chuyển tiếp khi áp dụng chính sách.
Trả lời báo Vietnamnet về quy định này, ông Lê Vinh, Giám đốc Sở QH-KT Hà Nội cho rằng, nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu về chỗ để xe càng tăng mạnh. Với tốc độ đô thị hóa, gia tăng dân số, phương tiện giao thông tại Hà Nội, nhất là ở khu vực nội thành mạnh như hiện nay, nếu không sớm thực hiện chủ trương này thì nguy cơ ùn tắc là không thể tránh khỏi, thậm chí đường phố không còn lối đi.
Theo ông Vinh sau khi Thành ủy ra thông báo, Sở có chỉ đạo nội bộ. Bởi các hồ sơ vẫn tiếp tục được nhà đầu tư nộp vào và Sở phải thụ lý theo quy định, không thể dừng được.