MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công viên lớn nhất TP. HCM treo hơn 20 năm, từng được FLC đề xuất đầu tư rồi đắp chiếu, nay có chuyển biến mới

05-08-2024 - 06:57 AM | Bất động sản

Công viên Sài Gòn Safari (huyện Củ Chi, TP. HCM) là dự án “siêu công viên” với quy mô hơn 456 ha. Sau nhiều năm bị bỏ hoang, khu đất đã được uỷ ban huyện đề xuất chuyển đổi sang làm công nghiệp công nghệ cao còn Sở Xây dựng thì đề xuất tiếp tục xây dựng công viên mới.

Công viên lớn nhất TP. HCM treo hơn 20 năm, từng được FLC đề xuất đầu tư rồi đắp chiếu, nay có chuyển biến mới- Ảnh 1.

Khu công viên Sài Gòn Safari (huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) cách trung tâm khoảng 50 km là dự án công viên lớn nhất của thành phố. Dự án có quy mô hơn 456 ha (4,56 km2, bằng ⅗ diện tích quận 1). Tổng mức đầu tư khoảng 500 triệu USD.

Công viên lớn nhất TP. HCM treo hơn 20 năm, từng được FLC đề xuất đầu tư rồi đắp chiếu, nay có chuyển biến mới- Ảnh 2.

Để thực hiện dự án, năm 2004, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định thu hồi đất. Đồng thời, thành phố cũng thực hiện bàn giao cho chủ đầu tư - Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên và UBND huyện Củ Chi để tiến hành bồi thường và tái định cư cho hơn 700 hộ dân thuộc địa bàn 2 xã An Nhơn Tây và xã Phú Mỹ Hưng (huyện Củ Chi).

Công viên lớn nhất TP. HCM treo hơn 20 năm, từng được FLC đề xuất đầu tư rồi đắp chiếu, nay có chuyển biến mới- Ảnh 3.

Sau nhiều năm phê duyệt và nhiều lần chuyển đổi chủ đầu tư, hiện khu vực thực hiện Sài Gòn Safari vẫn đang trong tình trạng “đắp chiếu”. Năm 2022, tập đoàn FLC từng đề xuất đầu tư vào đây với 5 phân khu: Dịch vụ tổng hợp, resort nghỉ dưỡng và khách sạn đẳng cấp 5 sao, vườn thú mở, khu Safari, công viên vui chơi giải trí tổng hợp. Nhưng cuối cùng vẫn không có biến chuyển.

Công viên lớn nhất TP. HCM treo hơn 20 năm, từng được FLC đề xuất đầu tư rồi đắp chiếu, nay có chuyển biến mới- Ảnh 4.

Ngoài ra, khu vực được phủ xanh bởi lượng lớn cây cỏ. Thế nên, vùng đất hoang này được người dân tận dụng để chăn thả gia súc như: trâu, bò và ngỗng. Không khó để bắt gặp những đàn bò được chăn thả dọc dự án.

Công viên lớn nhất TP. HCM treo hơn 20 năm, từng được FLC đề xuất đầu tư rồi đắp chiếu, nay có chuyển biến mới- Ảnh 5.

Được biết, nguyên nhân của việc chậm thi công dự án công viên Sài Gòn Safari là tình trạng khiếu kiện kéo dài liên quan đến công tác đền bù giải tỏa. Còn những khu đất đất đã thỏa thuận giải tỏa thì để hoang hóa nhiều năm dẫn đến tình trạng tái chiếm.

Công viên lớn nhất TP. HCM treo hơn 20 năm, từng được FLC đề xuất đầu tư rồi đắp chiếu, nay có chuyển biến mới- Ảnh 6.

Đồng thời, việc gần 450 ha đất bị bỏ hoang này cũng ảnh hưởng nhiều đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân quanh khu vực. Cụ thể, họ không thể canh tác hay trồng trọt trên những khu đất này với mục đích tạo ra giá trị kinh tế.

Công viên lớn nhất TP. HCM treo hơn 20 năm, từng được FLC đề xuất đầu tư rồi đắp chiếu, nay có chuyển biến mới- Ảnh 7.

Bên cạnh đó, dự án này còn có hạ tầng khu tái định cư (xã An Nhơn Tây, huyện Hóc Môn) nhằm đáp ứng nhu cầu tái định cư các hộ dân. Khu tái định cư này đã được huyện Củ Chi khởi công từ năm 2019, tuy nhiên các công trình nhà ở vẫn chưa được xây dựng.

Công viên lớn nhất TP. HCM treo hơn 20 năm, từng được FLC đề xuất đầu tư rồi đắp chiếu, nay có chuyển biến mới- Ảnh 8.

Theo quy hoạch được duyệt, dự án hạ tầng này có quy mô 18 ha, gồm 275 nền đất tái định cư. Tổng mức đầu tư cho giai đoạn một là hơn 177 tỉ đồng. Hiện, những khu đất nền này cây cỏ mọc um tùm.

Công viên lớn nhất TP. HCM treo hơn 20 năm, từng được FLC đề xuất đầu tư rồi đắp chiếu, nay có chuyển biến mới- Ảnh 9.

Dự án khu hạ tầng tái định cư công viên Sài Gòn Safari, mới chi hoàn thiện các hạng mục như: hệ thống đường bộ, hạ tầng chiếu sáng và hạng mục thi công vỉa hè, trồng cây xanh.

Công viên lớn nhất TP. HCM treo hơn 20 năm, từng được FLC đề xuất đầu tư rồi đắp chiếu, nay có chuyển biến mới- Ảnh 10.

Theo quy hoạch, khi hoàn thành nơi đây sẽ là khu du lịch sinh thái lớn nhất cả nước đáp ứng nhu cầu hoạt động giải trí, tham quan, dịch vụ của người dân. Đồng thời, còn là nơi nơi trưng bày, lưu giữ, nghiên cứu, bảo tồn, nhân giống các loài động thực vật quý hiếm của Việt Nam và thế giới.

Công viên lớn nhất TP. HCM treo hơn 20 năm, từng được FLC đề xuất đầu tư rồi đắp chiếu, nay có chuyển biến mới- Ảnh 11.

Năm 2021, Uỷ ban Nhân dân huyện Củ Chi đề xuất chuyển đổi sang chức năng công nghiệp công nghệ cao. Với sự chuyển đổi hình thức khai thác này kỳ vọng sẽ thu hút được nhà đầu tư, phát huy được nguồn lực đất đai. Đến tháng một năm nay, Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh lại đưa công viên Sài Gòn Safari vào danh sách 6 công viên cần xây dựng mới.

 

Bài và ảnh: Quỳnh Hương

An ninh Tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên