MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Coronavirus sẽ là một lực cản đối đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc

Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 tại Việt Nam với 2.875 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 16,3 tỷ USD, chiếm 4,4% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam.

Nhiều người ở Trung Quốc đã quay trở lại làm việc trong tuần này. Mặc dù ổ dịch được cho là bắt nguồn từ Hồ Bắc, thì tại Thượng Hải, đường phố, cửa hàng và hầu hết các địa điểm công cộng vẫn vô cùng vắng vẻ. Gần 45.200 trường hợp đã được xác nhận trên toàn cầu và tỷ lệ tử vong là 1.116, theo CSSE của Đại học Johns Hopkins. Những tác động của coronavirus đang vươn xa và rộng khắp. 

Một số nhà kinh tế đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc xuống mức 4,5%. Bất chấp việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ mở rộng, cùng với các gói viện trợ khác của chính phủ. 

SARS trong quá khứ đã từng là yếu tố làm giảm 3 điểm % vào mức tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc trước đây phụ thuộc chủ yếu vào đầu tư và thương mại, nhưng giờ đã chuyển đổi thành mô hình tăng trưởng phụ thuộc cầu nội địa về tiêu dùng và dịch vụ. 15 năm sau SARS, tỷ trọng của ngành dịch vụ so với tổng sản lượng của Trung Quốc đã tăng từ 40% lên 52%, theo ADB.

Coronavirus sẽ là một lực cản đối đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc - Ảnh 1.

Trong đợt dịch SARS năm 2003, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đã tăng trong quý 2, nhưng sau đó đã giảm 57% xuống còn khoảng 32 triệu USD trong tháng 7. Xu hướng đầu tư nhanh chóng đảo chiều, tuy nhiên, dịch bệnh đã được kiểm soát. Dòng vốn FDI vào Trung Quốc tăng dần từ tháng 12/2003 và nhanh chóng bùng nổ 55 triệu USD vào đầu năm 2004.

Về khả năng kết nối trong SARS, các hãng hàng không trên toàn thế giới đã chứng kiến ​​sự suy giảm. SARS khiến các hãng hàng không mất hơn 10 tỷ USD doanh thu, theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế.

Sự khác biệt giữa COVID-19 và SARS là gì? Sự bùng phát coronavirus hiện tại đã xảy ra trong một bối cảnh khác. 

Nền kinh tế nợ cao của Trung Quốc đã bắt đầu có dấu hiệu suy yếu vào năm 2019, với tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong gần 30 năm, 6,1%. Những bất ổn toàn cầu này đã làm giảm 9,8% đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc xuống còn 118 tỷ USD vào năm 2019.

Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 tại Việt Nam với 2.875 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 16,3 tỷ USD, chiếm 4,4% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam.

Trong 17 ngành Trung Quốc có đầu tư ở Việt Nam, nhiều nhất  là công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm khoảng 54% tổng số dự án; trong đó ngành dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất 54%, sản xuất điện-khí nước-điều hòa 26%).

Về địa bàn đầu tư, FDI của Trung Quốc có mặt tại hầu hết các tỉnh, thành Việt Nam nhưng chủ yếu tập trung tại 22/28 tỉnh ven biển, các thành phố đông dân, có sức thu hút lao động mạnh, có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như đi lại giữa 2 nước.

Tại Việt Nam hiện nay, nhiều dự án, doanh nghiệp do Trung Quốc làm chủ thầu hoặc chủ đầu tư sử dụng số lượng lớn chuyên gia và lao động Trung Quốc tham gia vào nhiều khâu quan trọng trong sản xuất và điều hành dự án, doanh nghiệp. 

Coronavirus sẽ là một lực cản đối đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc - Ảnh 3.

Việc những lao động này đang bị hạn chế trở lại Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết do các biện pháp phòng lây lan dịch nCoV có tác động trực tiếp đến các dự án, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này, cũng như thu nhập và đời sống của người lao động trong dự án, doanh nghiệp liên quan.

Ngày nay, kinh tế Trung Quốc chiếm 15% GDP toàn cầu năm 2019, cao hơn nhiều so với chỉ 4% năm 2003. Là quốc gia có thương mại lớn nhất thế giới, Trung Quốc chiếm tới 11,4% giao dịch hàng hóa toàn cầu. 

Suy thoái kinh tế Trung Quốc tạo ra lực cản nhiều hơn cho tăng trưởng toàn cầu, vốn đã không chắc chắn, trong khi nền kinh tế nội địa tiếp tục bị suy giảm do tiêu dùng giảm. 

Trung Quốc chiếm 38% tăng trưởng tiêu dùng hộ gia đình toàn cầu từ năm 2010 đến 2016, theo Ngân hàng Thế giới. Trong một số lĩnh vực nhất định, như ô tô và điện thoại di động, tỷ lệ tiêu thụ toàn cầu của Trung Quốc thậm chí còn cao hơn.

Coronavirus sẽ là một lực cản đối đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc - Ảnh 4.

Nền kinh tế Trung Quốc ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, khiến ngành du lịch Trung Quốc trở thành động cơ chính của thị trường du lịch toàn cầu trong những năm gần đây. Thời SARS, lượng khách du lịch của Trung Quốc chỉ là 7 triệu người, ít hơn 10% so với năm 2019.

Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc ước tính rằng khách du lịch Trung Quốc đã chi 277,3 tỷ USD ở nước ngoài vào năm 2018, tăng từ khoảng 10 tỷ USD năm 2000 và chi tiêu trung bình nhiều hơn bất kỳ quốc tịch nào khác cho các chuyến đi của họ, khoảng 1.850 USD mỗi người mỗi năm.

Du lịch quốc tế trong và ngoài Trung Quốc hiện cao gấp hơn 10 lần so với năm 2003, với 150 triệu chuyến đi nước ngoài vào năm 2018. Hạn chế nhập cảnh và hủy chuyến bay do coronavirus sẽ có tác động đáng kể đến tăng trưởng toàn cầu. Cho đến nay đã có hơn 15.000 chuyến bay nội địa Trung và 4.000 chuyến bay quốc tế đến và đi từ Trung Quốc bị hủy. 

Hơn 60 quốc gia có một số hình thức hạn chế hoặc kiểm dịch đối với công dân Trung Quốc và công dân nước ngoài gần đây đã đến thăm Trung Quốc, đặc biệt nếu họ từng có thời gian ghé qua Vũ Hán hay Hồ Bắc. Giống như SARS, coronavirus sẽ là một cú sốc ngoại sinh tạm thời đối với nền kinh tế và đầu tư xuyên biên giới. Cũng có thể không có tác động lâu dài, nhưng thời gian phục hồi có thể lâu hơn. 

Coronavirus sẽ là một lực cản đối đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc - Ảnh 5.

Hoàng An

Forbes

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên