MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Coteccons (CTD): Liên tục giảm, cổ phiếu đã "phá đáy" tháng 10/2020

Coteccons (CTD): Liên tục giảm, cổ phiếu đã "phá đáy" tháng 10/2020

Tính đến phiên 18/5/2021, CTD chốt tại mức 54.500 đồng/cp, giảm 36% kể từ đầu năm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Ghi nhận, đây cũng là mức thấp nhất từ vùng đáy thiết lập hồi tháng 10/2020 – giai đoạn Kusto chính thức nắm trọn Coteccons sau nhiều căng thẳng tưởng chừng đã giải quyết, nhiều dấu hỏi về tương lai Công ty theo đó được đặt ra.

Chịu áp lực kép từ dịch Covid-19 cùng giá vật liệu xây dựng (VLXD) tăng cao, ngành xây dựng đang bước vào giai đoạn khó khăn: Chỉ số kinh doanh quý đầu năm kém sắc, thị giá tương ứng sụt giảm. Riêng Coteccons (CTD), dù là đơn vị có vị thế dẫn đầu, song chỉ số kinh doanh cũng như thị giá Công ty lại đang rớt khá mạnh so với các đơn vị còn lại trong ngành.

Tính đến phiên 18/5/2021, CTD chốt tại mức 54.500 đồng/cp, giảm 36% kể từ đầu năm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Ghi nhận, đây cũng là mức thấp nhất từ vùng đáy thiết lập hồi tháng 10/2020 – giai đoạn Kusto chính thức nắm trọn Coteccons sau nhiều căng thẳng tưởng chừng đã giải quyết, nhiều dấu hỏi về tương lai Công ty theo đó được đặt ra.

Đến nay, dù ban lãnh đạo mới có những đối đáp toàn bộ vấn đề liên quan đến xung đột, nghi vấn "thâu tóm"… với cổ đông tại kỳ họp thường niên mới đây, đồng thời công bố các kế hoạch kinh doanh mới, CTD dường như vẫn "hết vị" trong mắt nhà đầu tư khi thanh khoản cũng liên tục giảm sút đáng kể.

Coteccons (CTD): Liên tục giảm, cổ phiếu đã phá đáy tháng 10/2020 - Ảnh 1.

Trở lại với ngành xây dựng, không chỉ Covid-19, giá các loại vật liệu xây dựng trên thị trường tăng mạnh cũng đang gây ảnh hưởng nặng nề lên các nhà thầu từ đầu năm. Đặc biệt giá thép thậm chí tiếp nối đà tăng phi mã trước lo ngại thiếu hụt nguồn cùng, giữa bối cảnh nhu cầu thế giới tăng cao cho mục tiêu phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19.

Trong nước, các thương hiệu cũng liên tục tăng giá thép lên 30-40% so với quý cuối năm 2021. Điều này đang gây áp lực rất lớn lên ngành xây dựng, khi thép hiện chiếm tỷ trọng lớn với khoảng 20% đầu vào của công trình.

Không chỉ thép, giá cả hàng hoá nói chung nhảy múa trước sự bất ổn do Covid-19 lên cao, giá xi măng với cấu thành từ than, điện, xăng dầu, thạch cao, phụ gia… cũng tăng chóng mặt. Riêng thép, chiếm đến 20% tỷ trọng đầu vào, giá bán trong nước tăng khoảng 40% đang gây áp lực lớn lên các nhà thầu.

Trước nguy cơ vỡ trận, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) cũng đã có văn bản kiến nghị Văn phòng Chính phủ sớm chỉ đạo các bộ, ngành liên quan kiểm tra triệt để nguyên nhân khiến giá thép tăng đột biến.

Riêng CTD, kết thúc quý 1/2021, Công ty giảm mạnh doanh thu từ 3.547 tỷ (quý 1/2020) xuống còn 2.563 tỷ đồng. Lãi gộp tương ứng giảm 38%, biên lãi cũng giảm về mức 4,67%.

Theo giải trình, doanh thu trong kỳ giảm chủ yếu từ mảng xây dựng giảm gần 28% so với cùng kỳ, đây là kết quả của việc chịu ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn kéo dài từ năm 2020, nhiều dự án bất động sản vẫn chưa hoạt động trở lại bình thường như thời điểm trước dịch Covid-19.

Ngược với động thái siết chặt chi phí của hầu hết doanh nghiệp, chi phí quản lý Coteccons quý đầu năm tiếp tục tăng 10%, nguyên nhân giải trình do thực hiện trích trước chi phí phải trả cho cán bộ nhân viên thay vì ghi nhận chi phí theo thực tế thời điểm phát sinh so với trước đây.

Khấu trừ, lợi nhuận trước thuế Coteccons giảm 55% xuống mức đáy 69 tỷ đồng. Dù là doanh nghiệp đầu ngành với nhiều vị thế, Coteccons lại ghi nhận đà giảm sút mạnh nhất so với các đơn vị còn lại.

Coteccons (CTD): Liên tục giảm, cổ phiếu đã phá đáy tháng 10/2020 - Ảnh 2.

Tri Túc

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên