Covid-19, chiến tranh, lạm phát, nguy cơ suy thoái kinh tế: Thị trường chứng khoán đang phải chịu quá nhiều áp lực
Đây là một năm đầy lo lắng cho các nhà đầu tư, từ xung đột địa chính trị đến lạm phát và đại dịch, có vẻ như những lo ngại sẽ sớm giảm bớt.
- 16-03-2022Ngành công nghiệp vũ trụ ảo non trẻ của Trung Quốc và tham vọng lấp đầy thị trường 50 tỷ USD, cả ByteDance và Tencent đều tham gia cuộc đua
- 15-03-2022Covid giúp thị trường nghệ thuật NFT bùng nổ: Một nghệ sĩ 42 tuổi vừa kiếm được hơn 738.000 USD chỉ trong 32 phút
- 15-03-2022USD, vàng, Bitcoin đồng loạt giảm mạnh, thị trường theo dõi đàm phán hòa bình Ukraine-Nga
Một số chuyên gia cho rằng sự kết hợp của các vấn đề kinh tế vĩ mô và địa chính trị lớn hiện nay sẽ khiến chứng khoán khó thoát ra khỏi tình trạng thua lỗ và kết thúc năm 2022 với một kết quả khả quan. David Spika, chủ tịch kiêm giám đốc đầu tư của GuideStone Capital Management, cho biết: "Quá khó khăn để mong đợi thị trường chứng khoán có lợi nhuận tốt trong năm nay".
Dù Phố Wall đã hồi phục phần nào trong hai ngày qua, nhưng thị trường chứng khoán đã sụt giảm tổng thể trong năm nay. Chỉ số Dow giảm gần 7%, S&P 500 đã giảm khoảng 10% và Nasdaq giảm hơn 15%. Bên cạnh đó, căng thẳng giữa Nga-Ukraine đã đẩy giá dầu lên cao.
Trước đó, các nhà đầu tư đã lo lắng về lạm phát và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất nhiều lần trong năm nay để đối phó với nó. Trong khi đó, Covid-19 vẫn chưa hoàn toàn biến mất, với các ca nhiễm gia tăng đột biến gần đây ở Trung Quốc đã làm dấy lên hồi chuông cảnh báo. Ông Spika nói: "Tôi không tìm thấy cách nào để thu được lợi nhuận từ thị trường chứng khoán", và coi đây là một tin vui nếu cổ phiếu "chỉ" giảm ở mức một con số trong năm nay.
Sự không chắc chắn đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư
Ông Spika cho biết kỳ vọng rằng cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine sẽ sớm kết thúc là điều không hợp lý. Và ngay cả khi điều đó xảy ra, ông lập luận rằng định giá cổ phiếu quá cao trong bối cảnh lãi suất sắp tăng. Ông nói: "Tỷ lệ phần trăm giảm xuống hai con số là có thể xảy ra. Những năm qua vẫn diễn ra và điều đó được thúc đẩy bởi chính sách tiền tệ dễ dàng".
Stephanie Lang, giám đốc đầu tư của Homrich Berg, đồng ý rằng "thời đại kiếm tiền dễ dàng đã qua". Mặc dù Fed nâng lãi suất cao hơn là tâm điểm của các nhà đầu tư, nhưng đó chỉ là một phần của vấn đề đối với thị trường chứng khoán.
Vincent Reinhart, nhà kinh tế trưởng tại Dreyfus và Mellon, cho biết: "Chúng ta đang có chiến tranh, đại dịch vẫn chưa qua đi và chuỗi cung ứng đã bị gián đoạn trong một thời gian dài. Các nhà đầu tư suy sụp là điều dễ hiểu". Ông Reinhart nói thêm rằng Fed có thể sẽ tăng lãi suất vài lần trong năm nay để cố gắng giảm lạm phát.
Tuy nhiên, hiện giờ lại tồn tại những lo ngại rằng ngân hàng trung ương đã chờ đợi quá lâu để tăng lãi suất và bây giờ có thể phải đối mặt với vấn đề lạm phát đình trệ, là sự kết hợp của tăng trưởng chậm và giá cao. Ông Reinhart nói: "Sẽ rất khó để Fed làm đúng. Ai cũng nhận ra rằng rủi ro suy thoái ngày nay tăng cao hơn so với sáu tháng trước". Ông Lang cho rằng ngân hàng trung ương đã "bỏ lỡ mốc lạm phát" và sẽ phải thực hiện các động thái tích cực hơn trong tương lai.
Hy vọng Fed không tăng lãi suất quá mạnh
Các chuyên gia khác không chắc chắn rằng những động thái lớn sẽ diễn ra. Họ nghĩ rằng Fed đã nhận ra việc tăng lãi suất sẽ để lại nhiều nguy cơ, và những mức tăng từ từ, nhỏ lẻ có thể không làm nền kinh tế chậm lại quá trầm trọng. Điều này có nghĩa là thị trường sẽ sớm đi qua giai đoạn tồi tệ nhất.
Louise Goudy Willmering, một đối tác của Crewe Advisors, cho biết: "Nếu Fed quá lạm dụng việc tăng lãi suất, đó sẽ là một vấn đề lâu dài đối với nền kinh tế. Nhưng nếu Fed không quá quyết liệt, chúng ta vẫn có thể tăng trưởng. Nền kinh tế sẽ không rơi khỏi vách đá".
Bà Willmering cũng nói rằng còn quá sớm để từ bỏ hy vọng rằng thị trường sẽ phục hồi vào cuối năm nay, bây giờ mới chỉ là tháng Ba. Tất nhiên, thị trường khó có thể bước vào một đợt phục hồi lớn như đợt tăng sau "sự sụt giảm gây sợ hãi vào năm 2020", bà nói. Nhưng bà cho biết thêm rằng nếu những lo lắng về Ukraine và các vấn đề chuỗi cung ứng giảm bớt, thì tăng trưởng thu nhập có thể trở lại mức bình thường hơn, điều này sẽ thúc đẩy nguồn cung.
Ông Lang cho biết các nhà đầu tư nên xem xét các cổ phiếu trú ẩn an toàn và chất lượng, chẳng hạn như các công ty hàng tiêu dùng và công ty chăm sóc sức khỏe. Ông Spika chia sẻ rằng các cổ phiếu năng lượng và các công ty nhỏ tiếp xúc nhiều với nền kinh tế Mỹ hơn so với thị trường quốc tế cũng sẽ hoạt động tốt trong môi trường tỷ giá tăng. Tuy nhiên, ngay cả khi thị trường tăng trở lại trong vài ngày qua, phía trước có thể sẽ còn nhiều biến động, điều này có thể tạo ra cơ hội tốt hơn cho các nhà đầu tư.