MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Covid-19 đã khiến các siêu đô thị thông minh trên thế giới thay đổi thế nào?

23-12-2020 - 09:52 AM | Bất động sản

Covid-19 đã khiến các siêu đô thị thông minh trên thế giới thay đổi thế nào?

Đại dịch đã khiến tất cả mọi người phải thừa nhận rằng sức khoẻ đang là vấn đề được coi trọng hàng đầu. Lợi thế của các đô thị công nghệ được lựa chọn có thể kể đến như chất lượng không khí tốt hơn, không gian xanh, trong lành và gần gũi hơn.

Trong những năm gần đây, công nghệ đã chiếm ưu thế áp đảo tại một số thành phố lớn trên thế giới. Nhờ đó, những nơi như San Francisco, Austin, Berlin và Tel Aviv đã dần chiếm được vị thế trên toàn cầu. Các công ty công nghệ xuất hiện, phát triển và có xu hướng dịch chuyển dần đến các thành phố nhỏ hơn, các địa điểm ở ngoại ô hay các khu công nghiệp, những nơi chi phí sinh hoạt và chi phí thuê văn phòng thấp. 

Tuy nhiên, đại dịch đã khiến tất cả mọi người phải thừa nhận rằng sức khoẻ đang là vấn đề được coi trọng hàng đầu. Lợi thế của các đô thị công nghệ được lựa chọn có thể kể đến như chất lượng không khí tốt hơn, không gian xanh, trong lành và gần gũi hơn.

Theo nghiên cứu mới nhất của Savills World Research, Melbourne là địa điểm được những người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ đánh giá cao nhất, dựa trên những chỉ số về tiện ích và yêu cầu cho một không gian làm việc lý tưởng. Những chỉ số đó dựa vào những yếu tố như chi phí mua đồ ăn nhanh hay một cốc cà phê, tốc độ băng thông của Internet, chi phí mua một chiếc máy tính xách tay Macbook, chi phí để thuê một văn phòng làm việc linh hoạt, và cả chất lượng không khí của khu vực xung quanh đó.

Thành phố Eindhoven, Hà Lan đứng thứ hai với biểu tượng là cây cầu Hovenring-cây cầu vượt trên không đầu tiên trên thế giới, tạo nên tiếng vang cho các tiêu chí về môi trường của thành phố. Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở đây cũng tương đối thấp hơn so với các khu vực láng giềng phía Bắc, đặc biệt là chi phí thuê văn phòng làm việc chung.

Ảnh hưởng của đại dịch tới các thành phố công nghệ trên thế giới

Covid-19 đã khiến các siêu đô thị thông minh trên thế giới thay đổi thế nào? - Ảnh 1.

Ảnh hưởng của đại dịch tới các thành phố công nghệ trên thế giới.

Khi đại dịch đi qua, những nơi làm việc công nghệ cao tập trung ở các thành phố lớn đang dần tìm cách khẳng định lại vị thế của mình. Gần đây, các công ty công nghệ đã rất hăng hái trong việc mở rộng không gian văn phòng mới, với mục tiêu bành chướng để có thể trở thành ‘gã khổng lồ’. Các thương vụ lớn vẫn diễn ra bất chấp đại dịch, điển hình như vào tháng 8, Facebook đã ký hợp đồng thuê mới rộng 730.000 m2 tại tòa nhà Farley nổi tiếng ở New York, hay tháng 10 vừa qua, Netflix cũng đã công bố kế hoạch tăng gấp ba không gian văn phòng của mình ở London. 

Tencent, ByteDance, Alibaba và Amazon đều đang tiến hành mở rộng tại Singapore trong khi TikTok đang tìm kiếm không gian ở London và Dublin. Ở một khía cạnh khác, nhiều công ty công nghệ khách từ lâu lại chấp nhận hình thức làm việc linh hoạt, hay làm việc tại nhà trong bối cảnh đại dịch bùng phát. Trong khi một số thương vụ vẫn diễn ra, số khác bị tạm hoãn hoặc thu hẹp không gian văn phòng của họ lại. 

Ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc, Savills Việt Nam nhận định: "Nhìn chung, trụ sở văn phòng chính tại các cao ốc văn phòng hiện đại vẫn đóng vai trò rất quan trọng với các tập đoàn công nghệ trên thế giớ, vì đây không chỉ là nơi để thúc đẩy các giá trị thương hiệu của công ty, mà còn là địa điểm để nhân viên của công ty có thể làm việc cùng nhau, hợp tác và chia sẻ ý tưởng. Các công ty công nghệ lớn đã đầu tư rất nhiều vào các trụ sở chính của họ tại khu vực đô thị lớn nhằm thu hút đội ngũ nhân viên chất lượng cao. Đơn cử như trụ sở chính ở trung tâm thành phố Seattle của Amazon, , tòa nhà biểu tượng của Google đang được xây dựng tại Kings Cross ở London, hay khuôn viên cao 50 tầng của Tencent ở Thâm Quyến..."

Những nơi làm việc ứng dụng công nghệ hiện đại này sẽ chỉ trở nên quan trọng khi đại dịch qua đi để thu hút các nhân viên quay trở lại văn phòng. Đồng thời chúng sẽ là công cụ để thu hút những thế hệ nhân tài giỏi nhất và sáng giá nhất trong tương lai. Nhân viên có tay nghề cao trong lĩnh vực công nghệ vẫn là nguồn lực khan hiếm, ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong các lĩnh vực chuyên môn khác. 

Ngoài ra, không chỉ là văn phòng, những không gian này còn là nơi thử nghiệm các công nghệ, sản phẩm và dịch vụ mới mà các công ty này đang phát triển. Các báo cáo mới nhất của Savills cũng cho thấy chi phí chỗ ở cho cư dân đang dần tăng lên tại các đô thị công nghệ khi người lao động đổ xô đến sinh sống.

Tương lại của các siêu đô thị công nghệ trên thế giới

Covid-19 đã khiến các siêu đô thị thông minh trên thế giới thay đổi thế nào? - Ảnh 2.

Văn phòng chính của Google, Seattle, Mỹ.

Chi phí gia tăng từ lâu đã là một thách thức đối với các khách thuê trong các siêu đô thị công nghệ. Giờ đây, sức khỏe và phúc lợi được đặt lên hàng đầu đã tạo ra thách thức mới cho các đô thị lớn và đông đúc. Chính quyền của các thành phố này đang bắt đầu thích ứng với các vấn đề này bằng cách mở rộng mạng lưới dành cho người đi bộ và xe đạp nhằm tăng cường các phương tiện di chuyển cá nhân. 

Paris đang thí điểm "thành phố 15 phút", nơi mà hầu hết các tiện nghi mà cư dân cần chỉ cách nhà họ 15 phút đi bộ hoặc đạp xe. Thượng Hải cũng đang tạo ra các làn đường dành cho xe đạp dọc theo bờ sông trong khi vẫn duy trì các cấu trúc lịch sử liền kề. Thành phố London đã ra mắt lối đi bộ rộng hơn, làn đường lái xe cơ giới hẹp hơn và giới hạn thời gian lưu thông xe do đại dịch đồng thời các quy định đi lại trong thành phố. 

Với tổng số 6 trên 16 Siêu đô thị công nghệ, Trung quốc cũng đang có những động thái tương tự. Ở Trung Quốc, các thành phố lớn được coi là nơi tiến bộ và cơ hội việc làm trong lĩnh vực công nghệ cùng với sự hỗ trợ từ các chính sách thu hút nhân tài của Chính phủ đã thúc đẩy lượng lớn người nhập cư. Đặc biệt là Thâm Quyến và Hàng Châu đang phát triển nhanh chóng, với mức tăng dân số lần lượt là 3,2% và 3,5% chỉ trong năm 2019.

Từ việc mở rộng quy mô các công ty khởi nghiệp thành các tập đoàn lớn toàn cầu, các siêu đô thị Công nghệ sẽ vẫn là những địa điểm cần thiết cho ngành công nghiệp này. Chỉ riêng quy mô của các thành phố này đã đồng nghĩa với việc cung cấp một lượng lớn nhân tài rất quan trọng cho ngành. Nhưng đại dịch đã là chất xúc tác cho sự thay đổi và đã mang đến những thách thức cụ thể mà các thành phố lớn này phải đối mặt - ô nhiễm, đông đúc, chi phí sinh hoạt cao và phải vượt qua được để đảm bảo việc vẫn thu hút được các nhân tài, nền tảng quan trọng nhất cho sự thành công của doanh nghiệp.



Thanh Ngà

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên