MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Covid-19 đã lấy đi những cơ hội của thế hệ trẻ: Gánh trên vai nhiều khoản nợ, không thể tích lũy của cải

20-04-2020 - 19:53 PM | Tài chính quốc tế

Họ phải đối mặt với cuộc suy thoái thứ hai tại thời điểm quan trọng nhất trong cuộc đời.

Thế hệ Y (những người sinh từ năm 1980 - 2000) gia nhập lực lượng lao động trong thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái. Gánh trên vai những khoản nợ, không thể tích lũy của cải và mắc kẹt trong những công việc đem lại giá trị thấp, họ không bao giờ có được sự đảm bảo về mặt tài chính mà cha mẹ, ông bà hay thậm chí anh chị em của họ đang tận hưởng. 

Hiện tại họ đang ở trong những năm có mức thu nhập cao nhất giữa cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn cuộc Đại suy thoái, và gần như chắc chắn rằng họ sẽ là thế hệ đầu tiên trong lịch sử Mỹ hiện đại sống một cuộc đời nghèo khó hơn chính cha mẹ mình.

Vẫn còn quá sớm để biết cuộc khủng hoảng và nạn thất nghiệp do đại dịch gây ra tác động như thế nào đến các nhóm tuổi khác nhau, hoặc mỗi thế hệ sẽ mất mát bao nhiêu thu nhập và của cải; vẫn còn quá sớm để biết khả năng hồi phục của từng nhóm tuổi. Nhưng có thể khẳng định rằng thế hệ Z là một trong những nhóm bị tổn thương sâu sắc nhất. 

Họ có số dư tiết kiệm nhỏ hơn thế hệ trước. Họ có ít tiền đầu tư hơn. Họ sở hữu ít nhà hơn để tái cấp vốn hoặc cho thuê hoặc để bán. Họ kiếm được ít tiền hơn và ít có khả năng hưởng các khoản trợ cấp như tiền nghỉ ốm. Họ có hơn nửa nghìn tỷ USD nợ vay sinh viên phải trả, cũng như tiền thuê nhà và các khoản thanh toán chăm sóc trẻ em đến hạn.

Tổng hợp những rắc rối của trên, thế hệ Z đang phải hứng chịu nhiều mất mát nhất: Đây là một cuộc khủng hoảng việc làm đối với tất cả mọi người nhưng thế hệ trẻ lại chiếm phần nhiều hơn cả. Họ chiếm phần lớn đội ngũ nhân viên pha chế, một nửa nhân viên nhà hàng và một phần lớn nhân viên bán hàng. Họ cũng phụ thuộc rất nhiều vào hợp đồng biểu diễn và hợp đồ việc làm - đang trở nên khan hiếm khi nền kinh tế tiêu dùng bị đình trệ.

Trong một báo cáo mới, Data for Progress cho thấy con số đáng kinh ngạc khi 52% số người dưới 45 tuổi đã mất việc, bị cho nghỉ việc hoặc bị giảm số giờ làm việc do đại dịch, so với 26% số người trong nhóm tuổi trên 45. Gần một nửa nói rằng các khoản thanh toán bằng tiền mặt mà chính phủ liên bang đang gửi cho người có thu nhập thấp và trung bình chỉ đủ trang trải cho một hoặc hai tuần chi phí, so với ba tuần ở người lớn tuổi. 

Điều này đồng nghĩa với việc phải cắt giảm phần ăn, khởi nghiệp thất bại và mất nhà cửa. Hay nói cách khác, khủng hoảng đang tạo ra sự bấp bênh chưa từng có cho những người đang ở độ tuổi "vàng" của cuộc đời, đặc biệt ở những quốc gia giàu có nhất.

Suy thoái đem đến hệ quả tiêu cực cho tất cả mọi người, từ trẻ sơ sinh đến người già. Đại dịch cũng vậy. Những đứa trẻ sinh ra trong thời buổi dịch bệnh như ngày này sẽ dễ bị thiếu cân lúc sinh và có sức khỏe kém hơn, đi kèm với các ảnh hưởng lâu dài. Trẻ em sẽ không chỉ đựng những tổn thương về mặt tinh thần bởi những ngày không được đến trường, bỏ bữa, xáo trộn trong gia đình và lạm dụng gia tăng. 

Các "Zoomers" tốt nghiệp giữa lúc suy thoái sẽ chết dần chết mòn vì chịu tỷ lệ mắc bệnh tim, ung thư phổi, bệnh gan và sử dụng thuốc quá liều trong những thập kỷ tới; họ cũng sẽ kiếm được ít tiền hơn trong suốt cuộc đời của họ. Người cao tuổi là nhóm ít chịu tác động về mặt kinh tế nhất, song đang phải đối mặt với những hậu quả sức khỏe đáng sợ nhất.

Người trưởng thành cũng không có triển vọng khả quan hơn. Đặc biệt là những người không còn ở độ tuổi trẻ trung song rất dễ bị ảnh hưởng do nợ quá mức và bị trả lương thấp. Thế hệ Y luôn phải hứng chịu những ảnh hưởng chưa bao giờ dứt từ Đại suy thoái, và thừa hưởng một nền kinh tế tồn đọng nhiều bất cập đối với thanh niên, người nghèo, người da đen và da nâu, và duy trì sự giàu có cho người già và người giàu và người da trắng.

Phần lớn những đứa trẻ của thập niên 1980 và 1990 đã lựa chọn đúng con đường: Họ tránh sử dụng ma túy và rượu khi là thanh thiếu niên. Họ đã đi đến trường đại học với số lượng kỷ lục. Họ tìm kiếm công việc và sự nghiệp ổn định, có ý nghĩa. Rất nhiều điều tốt đẹp khác nữa. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người lao động trẻ tuổi gia nhập lực lượng lao động trong thời kỳ suy thoái phải gánh các khoản lỗ thu nhập ban đầu lớn mà phải mất nhiều năm để khôi phục. Mỗi 1 điểm phần trăm tăng lên trong tỷ lệ thất nghiệp khiến sinh viên mới tốt nghiệp mất 7% thu nhập khi bắt đầu sự nghiệp và 2% thu nhập hai thập kỷ sau đó để bù đắp. Các tác động đặc biệt rõ ràng đối với người lao động có trình độ học vấn thấp hơn; những người thường bắt đầu bằng các công việc thu nhập thấp và làm nó cả đời.

Thế hệ Y đã chứng minh những nghiên cứu trên không hề phóng đại. Trong thời kỳ suy thoái, một nửa số sinh viên mới tốt nghiệp không thể tìm được việc làm; tỷ lệ thất nghiệp chính thức của họ dao động ở mức 20 hoặc 30%. Tỷ lệ thất nghiệp cao, tiền lương thấp và bị trả chậm đã ảnh hưởng tới cả những thập kỷ tiếp theo. 

Một nghiên cứu lớn của Pew cho thấy thế hệ Y có bằng đại học và công việc toàn thời gian năm 2018 chỉ kiếm được số tiền gần bằng Thế hệ X kiếm được vào năm 2001. Nhưng những ai ở thế hệ Y không hoàn thành giáo dục sau trung học hoặc chưa từng học đại học thì có thu nhập kém hơn hẳn thế hệ X hoặc thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh. Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế đã khiến sự cạnh tranh tại thế hệ Y khốc liệt hơn rất nhiều.

Tiền lương hạn chế đi kèm một cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và gánh nặng nợ nần. Chi phí giáo dục đại học tăng 7 phần trăm mỗi năm trong suốt thập niên 1980, 1990 và phần lớn trong những năm 2000, nhanh hơn nhiều so với tỷ lệ lạm phát chung, khiến cho khoản nợ trung bình lên tới 33.000 USD. Tồi tệ hơn: Lợi nhuận của khoản đầu tư đó dường như không mấy khả quan, đặc biệt là đối với những người trẻ da đen. Các chính sách ưu đãi học phí dần biến mất, còn đối với người da đen thì biến mất hoàn toàn. 

Trong khi phải vật lộn để trả các khoản vay sinh viên của họ, hàng triệu người Mỹ trẻ tuổi buộc phải rời khỏi thị trường bất động sản do thiếu nguồn cung nhà ở và chi phí quá đắt đỏ. Họ không thể sở hữu hay tự xây một căn nhà. Họ bị buộc phải tiếp tục thuê và tiền chảy về túi những người già hơn.

Nhìn chung, thế hệ Y không còn cơ hội xây dựng nền tảng tài chính vững chắc như thế hệ trước đã làm được - một khoản dự phòng để đối phó những bất trắc như thiên tai, giúp đỡ người thân không may bị bệnh, để khởi nghiệp, đầu tư vào bất động sản hoặc quay lại việc học. Bước vào cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, thế hệ X có gấp đôi tài sản mà thế hệ Y có ngày nay; và ngay bây giờ, thế hệ X có lượng tài sản gấp bốn lần và tiết kiệm gấp đôi số người trẻ tuổi.

Thế hệ Y hiện đang phải đối mặt với sự suy thoái lần thứ hai trong sự nghiệp ngắn ngủi của họ. Cuộc khủng hoảng đầu tiên đã khiến thu nhập đầu đời của họ thấp hơn, và ngăn cản họ tích lũy tài sản. Cuộc khủng hoảng thứ hai đã làm giảm mức lương khi họ đang trong đỉnh cao của sự nghiệp, với 20 triệu trẻ em dựa vào khoản thu nhập đó. Với thế hệ Y, đó chắc chắn không phải là một điều họ hy vọng chứng kiến.

Tham khảo The Atlantic

Mỹ Linh

Tổ Quốc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên