CTCK nhận định thị trường 21/11: Xu hướng chủ đạo vẫn là tăng điểm
BSC khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu có cơ bản tốt và hạn chế giao dịch ở các mã có tính đầu cơ cao trong thị trường hiện nay.
- 21-11-2017Tăng trưởng hàng đầu Thế giới trong năm 2017, TTCK Việt Nam hiện đang đắt hay rẻ?
- 21-11-2017Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 21/11
- 21-11-2017Thái Hưng lại chào mua công khai gần 4 triệu cổ phần Thép Việt Ý với giá dự kiến 28.000 đồng/cổ phiếu
CTCK Rồng Việt
Nếu như các cổ phiếu thuộc diện thoái vốn của SCIC khởi xướng đà tăng trong tuần trước, thì tuần này tới lượt bộ đôi VIC và VRE đóng góp lớn trong việc đưa VN-Index vượt lên 903,55 điểm (+1,44%). Với việc cả 2 cổ phiếu này đều tăng trần, VRE đã vươn lên đứng thứ 6 về mức vốn hóa trên thị trường, trong khi VIC tiếp tục đứng ở vị trí thứ 2. Tổng giá trị vốn hóa của cặp đội này lên tới gần 13 tỷ USD. Không chỉ VIC và VRE, danh sách các cổ phiếu vốn hóa lớn tăng trong hôm qua còn có VNM, GAS, VCB và PLX. Trong bối cảnh mà thị trường đang không thiếu các trụ hỗ trợ, trừ phi các trụ này đồng loạt giảm điểm, mốc 900 ngày hôm qua có thể chưa phải điểm dừng.
Trong thời gian tới, thông tin được quan tâm là kỳ tái cơ cấu danh mục của các Quỹ ETF ngoại hay kết quả kinh doanh quý 4 cũng như cả năm 2017 của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những diễn biến tiếp theo của quá trình thoái vốn SCIC trong đầu tháng 12, và làn sóng niêm yết vẫn sẽ tiếp tục được hâm nóng. Trước mắt, hôm 24/11 tới đây sẽ là ngày niêm yết UPCOM của “ông trùm” khu công nghiệp Idico (IDC) với giá tham chiếu 23.940 đồng.
CTCK VPBS
VN-Index: Vượt ngưỡng 900 điểm với khối lượng giảm nhẹ, có thể rung lắc giảm nhẹ trong phiên tới.
Mở cửa khá cân bằng với mức điều chỉnh phiên hôm cuối tuần, VN-Index tăng điểm trong suốt phiên giao dịch và đóng cửa ở mức cao nhất phiên tại 903,6 điểm với mức tăng mạnh tới 12,86 điểm. Như vậy, VN-Index đã công phá thành công vùng 900 điểm trong phiên với cây nến ngày bullish marobuzu tăng điểm trọn vẹn. Các chỉ báo xu hướng và động lượng tiếp tục trở lại trạng thái tích cực và MACD đã nới rộng khoảng cách với đường tín hiệu. Tuy vậy, khối lượng khớp lệnh sụt giảm nhẹ cho thấy bên bán có sự tiết cung dù ở mức độ khá nhẹ. Xu hướng chủ đạo hiện tại vẫn là tăng điểm và ngưỡng hỗ trợ gần nhất đang ở vùng 880+/- điểm trong khi kháng cự ngắn hạn tiềm năng có thể ở vùng 930 điểm.
Chiến lược giao dịch: Tận dụng các nhịp hưng phấn để giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục. Chỉ mua vào trong các nhịp điều chỉnh ở cổ phiếu, ưu tiên giao dịch cổ phiếu đầu ngành triển vọng tốt và các mã nhóm bluechips.
CTCK BSC
Thị trường ngày hôm qua tăng điểm mạnh với thanh khoản tốt. Các cổ phiếu vốn hóa lớn như VNM, VIC, BMP tăng điểm giúp VN-Index tăng 12,86 điểm, vượt qua mốc 900 điểm một cách khá dễ dàng. Thanh khoản thị trường giảm tuy nhiên sắc xanh lan tỏa rộng hơn lên thị trường khi đà tăng điểm đã lan sang nhiều mã có cơ bản tốt như MWG, KDH, PNJ…
VNM tiếp tục có giao dịch thỏa thuận lớn khi khối ngoại trao tay nhau 6,4 triệu cổ phiếu tương ứng với giá trị gần 1.100 tỷ đồng. BSC khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu có cơ bản tốt và hạn chế giao dịch ở các mã có tính đầu cơ cao trong thị trường hiện nay.
CTCK MB – MBS
Sự luân phiên tăng giá của nhóm các cổ phiếu dẫn dắt giúp VN-Index duy trì đà tăng điểm để vượt qua các ngưỡng kháng cự mạnh 900 điểm, chỉ số HNX-Index dao động trong biên độ hẹp khi không được sự trợ giúp của các cổ phiếu lớn.
Trong phiên tới, các chỉ số có thể kiểm nghiệm các ngưỡn kháng cự cao hơn tương ứng ngưỡng 900-905 điểm với VN-Index và 109-110 điểm với HNX-Index.
Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nắm giữ danh mục hiện tại nhằm tận dụng đà tăng điểm của thị trường, đồng thời quan sát diễn biến thị trường tại các ngưỡng kháng cự để có hành động phù hợp.
CTCK Bảo Việt - BVSC
Sau giai đoạn tăng điểm nóng, nhiều khả năng thị trường sẽ bước vào nhịp giảm điểm ngắn hạn để giải tỏa áp lực chốt lời trên toàn thị trường.
Mặc dù vậy, khả năng giảm sốc của thị trường không được đánh giá cao, thay vào đó là nhịp điều chỉnh thoải với sự phân hóa cao giữa các nhóm ngành.