Cứ 100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, chỉ hiếm hoi 3 người thành công: Không phải vì năng lực mạnh mà nằm ở lý do ít ai biết này
Có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.
- 10-01-2022Một loại cây rất rẻ, có đầy chợ Việt là “thần dược” hạ đường huyết, chống oxy hóa cực tốt, kiểm soát và kích thích insulin tự nhiên
- 10-01-2022Chi Pu hé lộ văn phòng mới của công ty: Thiết kế ấn tượng, đậm chất nghệ thuật
- 09-01-2022Đàn ông tuổi thọ ngắn không thể thoát 4 dấu hiệu chung trên cơ thể: Nếu bạn không có cái nào thì xin chúc mừng
Hầu hết mọi người đều cho rằng đường dẫn lối tới thành công giống như một ngã ba đường. Một con đường sẽ đi thẳng tới thành công, và con đường kia sẽ dẫn thẳng đến thất bại.
Đây là nhầm lẫn của rất nhiều người vì thành công không bao giờ chỉ là một con đường thẳng.
Những người thực sự thành công đều biết rằng con đường mình đã đi qua không chỉ ngã ba, thậm chí nó là ngã năm, ngã sáu hoặc nhiều hơn thế. Họ phải trải qua thất bại liên tục, hết lần này đến lần khác mới có thể đi đến cuối cùng của thành công.
Có nghĩa là, người thành công không chỉ lựa chọn đúng một ngã rẽ mà họ còn là người trải qua nhiều thất bại nhất. Sau khi học được cách đứng lên trở lại sau mỗi thất bại, họ lại tiếp tục thử thách dò dẫm tiến từng bước trên con đường phía trước.
Con đường thành công không chỉ có 2 lối rẽ, mà có tới trăm ngàn lựa chọn. Ảnh: Internet
Để xem thành công của một người không phải chỉ xem khi nào người đó thịnh vượng, mà hãy nhìn cách người đó đối mặt với nghịch cảnh và vực dậy ra sao. Đây là chìa khóa của tất cả mọi thành tựu.
Bản thân “thiên tài” Apple Steve Jobs cũng từng bị sa thải bởi chính công ty mình tạo ra. Thay vì chấp nhận thất bại, ông lại “cảm kích” điều đó và tiếp tục trên con đường tiến về phía trước. Chính những va vấp lại giúp ông quyết tâm hơn bao giờ hết.
Nếu không nhờ thất bại này, Jobs đã không thể tạo nên hãng sản xuất phim hoạt hình danh tiếng Pixar, Apple cũng khó có được thành tựu ngày hôm nay. Do đó, thất bại và nghịch cảnh chính là thông tin phản hồi. Hãy “cảm kích” thất bại.
Những thất bại không thể tránh khỏi khiến hầu hết mọi người bỏ cuộc
Không ai trong chúng ta lúc nào cũng vượng. Có lúc thịnh thì phải có lúc suy. Làm việc gì cũng sẽ có khó khăn, thất bại. Đây là điều hết sức bình thường nhưng hầu hết mọi người đều chọn cách từ bỏ vì không thể vượt qua được nghịch cảnh ở thời điểm hiện tại.
Ví dụ, để hoàn thành một việc gì đó, bạn sẽ trải qua 5 thuận lợi và 5 khó khăn. Đương nhiên không ai không tận hưởng và nắm bắt thời điểm thuận lợi khi nó đến trước mắt. Tuy nhiên, khi bắt đầu tới giai đoạn nghịch cảnh liên tục, trong số 100 người thì có tới 50% sẽ cho rằng: "Nhiều khó khăn như vậy chứng tỏ đây chắc hẳn là con đường sai lầm rồi.” Do đó, một nửa sẽ lựa chọn từ bỏ ngay tại đây.
Sau đó, tới chặng đường đầy nghịch cảnh thứ hai, 50% còn lại tiếp tục từ bỏ. Rồi tới lần thứ ba, thứ tư, ngày càng nhiều người quyết định quay đầu trên con đường mà mình đã chọn. Có người cảm thấy nghi ngờ về những ngã rẽ đã đi qua, có người không còn niềm tin để tiếp tục tiến về phía trước, cũng có người đơn giản là không còn đủ sức lực, tâm trí và kinh tế để nỗ lực tiếp.
Cuộc đời có lúc thịnh lúc suy, rất nhiều lựa chọn sẽ dẫn chúng ta tới những nghịch cảnh khác nhau. Ảnh: HK
Đôi khi, chỉ cần kiên trì thêm một chút nữa
Trong số 100 người ban đầu, hiện tại chỉ còn 6 người cuối cùng sẽ phải đối mặt với nghịch cảnh thứ 5 và 3 người trong số họ sẽ thốt lên rằng: "Dù có vượt qua được nghịch cảnh này thì cũng không có gì đảm bảo đây là kết thúc. Biết đâu sau đó còn nhiều nghịch cảnh hơn đang chờ chúng ta ở phía trước. Chặng đường thành công vẫn còn rất xa phía trước vì vậy hãy từ bỏ tại đây và cố gắng hơn vào lần sau.”
Không ít người đã lựa chọn bỏ cuộc ở giờ phút quan trọng cuối cùng. Trên thực tế, chỉ cần kiên trì thêm một chút nữa, rất nhiều người đã có thể đi đến cuối cùng của thành công và thay đổi số phận của mình.
Trên con đường thành công gặp nghịch cảnh là điều bình thường, nhưng sau khi trải qua một hành trình dài như vậy, cứ 100 người thì có 97 người chọn từ bỏ. 3 người còn lại chưa chắc đã có năng lực mạnh hơn, có kỹ năng “thần sầu” hơn so với 97 người còn lại, nhưng họ lại có một thứ khác biệt. Đó chính là sự kiên trì.
Không bỏ cuộc, không trốn tránh, luôn đối mặt và tìm cách vượt qua nghịch cảnh bằng hết sức của mình, vậy nên cuối cùng họ là số ít thành công.
Nghịch cảnh là cơ hội để rèn luyện một con người
Có thể thấy rằng, chìa khóa để kiểm tra sự thành công của một người nằm ở nghịch cảnh. Đây mới là lúc để phân biệt kẻ thắng người thua.
Hầu hết mọi người đều cho rằng người ta đạt được thành công vì họ may mắn, gặp được ít khó khăn. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Dù xuất phát điểm tại đâu thì một con đường bao giờ cũng có rất nhiều ngã rẽ và vấp váp. Họ có thể đi được xa hơn vì luôn sở hữu quyết tâm cùng tự tin để vượt qua tất cả.
Nghịch cảnh là cơ hội để rèn luyện nên con người và là nấc thang giúp chúng ta trưởng thành. Thực tế thì trong cuộc sống chúng ta sẽ luôn gặp phải rất nhiều nghịch cảnh, từ nhỏ tới lớn. Vì vậy chúng ta phải tích cực đối mặt với nó, đồng thời rèn luyện bản thân để vượt qua nghịch cảnh.
Đây chính là cách để đưa bản thân chúng ta thành một trong số ít những người thành công.
Những nghịch cảnh là thứ giúp Steve Jobs biến ước mơ tạo nên “một công ty sẽ là biểu tượng cho một hay hai thế hệ từ bây giờ” cuối cùng cũng trở thành hiện thực. Hãy tự hỏi bản thân rằng: Nếu như Steve bỏ cuộc? Thì thế giới sẽ khác biệt như thế nào?
*Theo HK Business