MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cứ 2 người Việt lại có 1 người mắc căn bệnh "khó nói" vì những thói quen này

14-08-2019 - 23:21 PM | Sống

Vì tính chất là căn bệnh “thầm kín”, “khó nói” nên nhiều người bệnh còn e dè, tự ti ngại đi khám làm cho bệnh càng trở nên nghiêm trọng khiến việc điều trị sau này trở nên khó khăn, tốn kém tiền bạc.

Theo thống kê của hiệp hội Hậu môn và trực tràng, tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở Việt Nam chiếm 50%  dân số, là một trong những nước có số người mắc cao nhất thế giới. Điều đáng lo ngại là độ tuổi mắc bệnh trĩ lại đang phổ biến ở độ tuổi ngoài 40 tuổi, nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Thậm chí, nó còn có xu hướng xuất hiện ở những người độ tuổi 20. Đặc điểm chung của những người này là đều có những thói quen gây bệnh trĩ dưới đây.

Ngồi lâu, lười vận động là thói quen gây bệnh trĩ phổ biến

Nghĩ đến bệnh trĩ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thói quen ngồi lâu, lười vận động. Ở nhiều người do tính chất công việc đặc biệt là công việc văn phòng thường xuyên phải ngồi nhiều thì số lượng người mắc bệnh ngày càng nhiều và nếu không được điều trị sớm thì sẽ ảnh hưởng lớn tới công việc sau này. Bởi khi ngồi quá lâu, dưới tác dụng lớn của trọng lực sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng, các búi trĩ xuất hiện gây ra bệnh trĩ.

Cứ 2 người Việt lại có 1 người mắc căn bệnh khó nói vì những thói quen này - Ảnh 1.

Việc luyện tập thể dục thể thao làm tăng cường quá trình trao đổi chất, cải thiện sức khỏe, phòng tránh được nhiều bệnh không chỉ là bệnh trĩ mà còn nhiều căn bệnh có nguy cơ tử vong cao như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…Theo bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Y khoa Quốc tế về Bệnh đại trực tràng, tỉ lệ mắc bệnh trĩ tăng 3,5 % nếu chỉ số BMI tăng lên 1 đơn vị. Thừa cân, béo phì sẽ tạo áp lực lớn lên hậu môn. Vì vậy, hãy cố gắng luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, thức ăn cay nóng trong khi đó các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh  lại sử dụng ít sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu chất xơ. Chất xơ có tác dụng làm phân trở nên mềm, dễ dàng di chuyển trong ống tiêu hóa giúp hạn chế tình trạng phải rặn nhiều khi đi vệ sinh.

Mặt khác, việc sử dụng rượu bia thường xuyên cũng là thói quen gây nên bệnh trĩ. Chất cồn và các chất kích thích trong rượu bia làm tổn thương vùng niêm mạc xung quanh hậu môn trực tràng và làm cơ thể bị  mất nước khiến phân trở nên cứng gây nên táo bón, dấu hiệu này kéo dài sẽ gây ra bệnh trĩ. Vì thế, việc hạn chế thói quen uống rượu bia cũng là một trong những cách ngăn ngừa mắc bệnh trĩ.

Theo khuyến nghị của Bộ Y tế Vương Quốc Anh, trung bình mỗi tuần chỉ nên uống 14 đơn vị cồn, tương đương với: 6 lon bia 330ml 4-5% độ cồn, 6 ly (tầm 175ml) rượu nhẹ 10-15% độ cồn (rượu vang, rượu Soju, rượu Champagne) hoặc 14 chén (25ml) rượu mạnh (rượu nếp; rượu Whiskey; Rum; Vodka).

Căng thẳng kéo dài

Xã hội ngày càng phát triển, khối lượng công việc ngày càng nhiều, yêu cầu càng cao khiến nhiều người bị căng thẳng. Và khi bị căng thẳng thì não bộ sẽ sản sinh ra một vài chất tác động xấu lên toàn bộ cơ thế. Chất đó làm rối loạn hệ tiêu hóa và làm bạn thấy mệt mỏi. Ngoài ra nó còn ức chế sự co giãn các nhóm cơ quanh hậu môn, cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Do vậy, thường xuyên bị căng thẳng cũng là một trong những thói quen gây ra bệnh trĩ.

Cứ 2 người Việt lại có 1 người mắc căn bệnh khó nói vì những thói quen này - Ảnh 3.

Ngoài những thói quen làm xuất hiện bệnh trĩ trên đây thì còn có những thói quen như thường xuyên mang vác vật nặng, đi vệ sinh lâu, nhịn vệ sinh, uống ít nước, v.v..

Bệnh trĩ không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nó lại là căn bệnh " khó nói" nên nhiều người chỉ đi khám khi bệnh đã diễn biến nặng như chảy máu búi trĩ, nhiễm khuẩn, v.v.. Hãy hạn chế những thói quen này để tránh những phiền toái mà nó mang lại, còn nếu bạn đang có những triệu chứng đầu tiên của bệnh, khám và chữa trị bệnh càng sớm, bạn sẽ càng tiết kiệm được thời gian và sức khỏe của mình.

Vũ Ánh

Sức khỏe hàng ngày

Trở lên trên