MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cứ 4 người Việt Nam thì có 3 người nhận được tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo tài chính

15-12-2022 - 17:34 PM | Kinh tế số

Cứ 4 người Việt Nam thì có 3 người nhận được tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo tài chính

Tập đoàn Bkav cho biết, năm 2022, rất nhiều cá nhân trở thành nạn nhân của các chiêu thức lừa đảo tài chính online. Có thể kể đến như vụ việc mất 2,1 tỷ đồng trong tài khoản do lừa đảo nâng cấp SIM (ở TP. HCM) hay vụ việc mất hơn 5,5 tỷ đồng sau khi nghe điện thoại và làm theo yêu cầu của kẻ giả mạo công an (ở Hà Nội).

Chương trình Đánh giá an ninh mạng dành cho người sử dụng cá nhân do Tập đoàn Bkav thực hiện tháng 12 cho biết, năm 2022, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam ở mức 21,2 nghìn tỷ (tương đương 883 triệu USD).

Mức thiệt hại 883 triệu USD (tương đương 0,24% GDP của Việt Nam) thuộc nhóm thấp so với thế giới. Cùng với đó, Việt Nam tăng 25 bậc về chỉ số an toàn an ninh mạng GCI, cho thấy nỗ lực của Chính phủ và giới an ninh mạng trong nước.

Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh an ninh mạng 2022 tại Việt Nam vẫn còn những điểm nóng đáng quan ngại như bùng nổ lừa đảo tài chính online; số lượng máy tính nhiễm mã độc ở mức cao…

Tập đoàn Bkav cho biết, năm 2022, rất nhiều cá nhân trở thành nạn nhân của các chiêu thức lừa đảo tài chính online. Các hình thức giả mạo tuy không mới nhưng vẫn nhiều người mắc bẫy.

Có thể kể đến như vụ việc mất 2,1 tỷ đồng trong tài khoản do lừa đảo nâng cấp SIM (ở TP. HCM) hay vụ việc mất hơn 5,5 tỷ đồng sau khi nghe điện thoại và làm theo yêu cầu của kẻ giả mạo công an (ở Hà Nội).

Ngoài hai hình thức kể trên, kẻ xấu còn “chế biến” nhiều kịch bản để lừa người dùng vào bẫy như dụ dỗ nạp tiền làm “nhiệm vụ online”, giả mạo người thân yêu cầu chuyển tiền, giả mạo cơ quan chức năng báo vi phạm giao thông…

Chiến lược “rải thảm” của hacker cùng các chiêu trò ngày càng tinh vi khiến người dùng sơ sảy một chút là trở thành nạn nhân. Thống kê của Bkav, cứ 4 người dùng Việt Nam thì có đến 3 người nhận được tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo tài chính online.

Gửi tin nhắn SMS Brandname giả mạo từ các tổ chức ngân hàng, tài chính cũng được hacker chuộng dùng trong năm 2022. Kết quả khảo sát của Bkav, hơn nửa số người dùng Việt Nam bị làm phiền bởi các tin nhắn này.

Nhờ sự cải thiện về nhận thức an ninh mạng của người dùng, số người thực hiện theo yêu cầu trong tin nhắn giả mạo chỉ dừng ở mức 5,7% (theo báo cáo của Bkav), tuy nhiên đây vẫn là “miếng mồi béo bở” cho tin tặc.

Cứ 4 người Việt Nam thì có 3 người nhận được tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo tài chính - Ảnh 1.

Một tin nhắn giả mạo Brandname ngân hàng

Theo Tập đoàn Bkav, để tránh trở thành nạn nhân của các chiến dịch lừa đảo này, người dùng nên xác minh thông tin tại trang chính thống của tổ chức. Không vội vàng thực hiện giao dịch qua các địa chỉ, số điện thoại hoặc email nhận được từ chính tin nhắn Brandname đó.

Trong năm tới, Tập đoàn Bkav dự đoán, lừa đảo qua hình thức gửi tin nhắn, gọi điện sẽ tiếp tục phổ biến khi hacker có thể kiếm tiền dễ dàng với các phi vụ lên tới hàng tỷ đồng.

Dù nhận thức của người dùng đã được cải thiện, hacker sẽ ngày càng có thêm nhiều thủ đoạn tinh vi. Bên cạnh đó, nguồn lợi tài chính hấp dẫn cũng sẽ khiến mã độc mã hóa tống tiền tiếp tục nở rộ trong năm tới.

Anh Tuấn

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên