Cụ bà 75 tuổi thoát khỏi vụ lừa đảo 2 tỷ đồng nhờ nhanh trí chạy vào ngân hàng viết đúng 10 chữ cho nhân viên giao dịch
Sự nhanh trí đã giúp cụ bà thoát lừa đảo trong gang tấc.
- 17-12-20231 sao nữ sống giàu sang trên 2.700 tỷ tiền lừa đảo, có thái độ gây phẫn nộ trước cảnh khổ của hơn 200 người
- 22-11-2023Ngọc nữ xứ Thái ra tù, chật vật mưu sinh trên phố sau vụ lừa đảo 1.600 tỷ
- 14-11-2023Người đàn ông bị bỏ tù 8 năm vì lừa đảo gần 4,5 nghìn tỷ, nhưng vợ vẫn được giữ hàng chục tỷ vì một lý do
Bà Ngô, sống tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, là một trong số những nạn nhân mắc bẫy lừa đảo qua tin nhắn, cuộc gọi, thậm chí suýt tin theo những lời dối trá và đến ngân hàng chuyển tiền. May thay, sự tỉnh táo của một nhân viên ngân hàng giàu kinh nghiệm đã giúp bà thoát cảnh éo le.
Bà Ngô năm nay 75 tuổi, đã nghỉ hưu. Lương hàng tháng ở mức khá, đủ để bà sống no đủ, thậm chí tiết kiệm được một khoản lớn.
Mọi thứ êm đẹp cho đến khi bạn nhận được một cuộc gọi quốc tế. Sự việc xảy ra khiến bà Ngô rơi vào tình trạng vô cùng hoảng loạn bởi bên kia điện thoại, một người đàn ông tự xưng là cảnh sát, nhận mình là công an của Cục Công an tỉnh Quảng Đông.
Bằng một giọng điệu nghiêm trọng, y trình bày rằng Cục Công an tỉnh Quảng Đông đang tiến hành điều tra liên quan đến các hoạt động phạm pháp ở nước ngoài. Quá trình điều tra phát hiện nhiều nghi phạm có liên quan đến hoạt động rửa tiền, trong đó có bà Ngô.
Và thế là, ngồi im cũng dính đạn, bà Ngô bị nghi ngờ phạm tội và bị yêu cầu chuyển tiền trong thẻ vào tài khoản cơ quan quản lý chỉ định để kiểm tra. Nếu thực sự có liên quan, bà Ngô sẽ bắt giữ, nếu không thì số tiền sẽ được trả lại.
Bà Ngô ban đầu rất hoảng, vội vã giải thích nhưng phía đối diện đã gửi cho bà một bức ảnh khiến bà bị khuất phục. Đó là hồ sơ bắt giữ, trên tờ giấy có đầy đủ thông tin cá nhân của bà.
Phía “công an” liên tục nhấn mạnh nếu không tuân theo bà Ngô sẽ bị truy nã và bắt giữ. Đây chính là mánh khóe khơi dậy nỗi sợ ở nạn nhân và khiến họ mất đi sự minh mẫn.
Bà Ngô, sau khi bị dọa sợ, đã quyết định đến ngân hàng chuyển toàn bộ 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ VNĐ) tiết kiệm cho “công an”. Tin vào những gì kẻ lừa đảo nói nhưng bà vẫn có những nghi ngờ nhất định.
Chính vì vậy, khi đến quầy giao dịch, thay vì trò chuyện bình thường với nhân viên, bà đưa người đó một tờ giấy có ghi 10 chữ: “Đừng nói chuyện với tôi. Tôi đang bị theo dõi”.
Người nhân viên có chút sững sờ nhưng nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, âm thầm giao tiếp với bà qua những tờ giấy nhỏ và báo cáo với bộ phận an ninh.
Chỉ 10 phút sau, công an ập tới ngân hàng. Bà Ngô lúc này vẫn hoảng sợ tưởng rằng mình bị bắt giữ nên liên tục lắp bắp thanh minh. Chỉ đến khi cô nhân viên giải thích và trấn an, bà mới có thể bình tĩnh lại.
Bà Ngô sau đó được đưa về đồn để thu thập thông tin và minh oan. Cảnh sát hứa sẽ lần theo số điện thoại quốc tế trên để tìm ra đường dây đằng sau, đồng thời phát đi các thông tin nhằm cảnh báo tới người dân trong vùng:
-Không nhấp vào các đường link từ nguồn không xác định.
-Luôn cảnh giác với các cuộc gọi số lạ, quốc tế
-Không tin tưởng những người tự xưng là chuyên gia, cảnh sát nếu không có thông tin xác thực.
Nhằm ngăn chặn các vụ lừa đảo, ngoài việc điều tra, bắt giữ nhóm đối tượng, chúng ta cần phổ biến kiến thức phòng chống, đặc biệt tới những người lớn tuổi chưa quen với công nghệ mới và không phân biệt được thông tin thật giả.
Theo: Sina
Đời sống & pháp luật