MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế

22-08-2022 - 20:58 PM | Sống

Có lẽ bà đã hoàn thành sứ mệnh giải cứu những món đồ cũ kỹ, để rồi được chú chim hỷ tước dẫn lối đoàn tụ với chồng.

“Người trẻ thích mua và vứt, người già thích nhặt và tích trữ. Bởi lẽ trong thời đại vật chất leo thang, tận dụng mọi thứ là tiêu chí của cuộc sống”.

"Tận dụng mọi thứ"

Cách đây không lâu, một cụ bà ở Trường Xuân (Cát Lâm, Trung Quốc) thích gom nhặt đồ đạc trong nhà đã được truyền thông đưa tin và khiến cộng đồng mạng dậy sóng.

Nhiều cư dân mạng lên tiếng cảm thấy cụ bà này "giống như bà nội của mình".

Quả thật, vì thiếu thốn vật chất ở thế hệ trước nên nhiều người cao tuổi không nỡ vứt bỏ đồ đạc.

Trong chủ đề #Người già thích giấu đồ trên nền tảng Weibo, một số người cao tuổi vẫn giữ của hồi môn, phiếu thực phẩm ở thời kỳ bao cấp, đĩa đồng và thậm chí cả thuốc đông y đã hết hạn hàng chục năm.

Tuy nhiên, những điều này không là gì so với bà Triệu Tương Nguyên.

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 1.

Bà sở hữu hàng chục nghìn món đồ, bao gồm những bánh xà phòng đã được sản xuất chục năm trước, chân búp bê bị gãy, nắp chai nước, xoong nồi…

Sau đó, con trai bà đã mở một phòng triển lãm đặc biệt, có tên là "Tận dụng mọi thứ".

Đây không chỉ là phế phẩm vô giá trị hay một câu chuyện gia đình đầy ý nghĩa, mà còn là cách sinh tồn của những người thuộc thế hệ trước.

Cuộc sống khó khăn nuôi dưỡng thói quen gom và trữ đồ

Triệu Tương Nguyên sinh ra ở Đào Nguyên (Hồ Nam) vào năm 1938. Năm 12 tuổi, bà theo cha mẹ đến Bắc Kinh định cư.

Cha bà tốt nghiệp và là một sĩ quan Học viện Quân sự Hoàng Phố. Vì vậy, trước năm bà 15 tuổi, cuộc sống gia đình tương đối giàu có. Nhưng sau đó, gia cảnh trở nên khó khăn, cả nhà chỉ có thể cầm cự dựa vào mẹ làm nghề may vá kiếm chút tiền trang trải cuộc sống.

Sự chênh lệch rất lớn giữa cuộc sống trước và sau đã khiến Triệu Tương Nguyên thật sự hiểu được ý nghĩa của cái nghèo, từ đó hình thành thói quen tiết kiệm theo suốt cuộc đời.

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 2.

Thời điểm mới vừa làm mẹ, vì không có tiền mua đồ mới, bà chỉ có thể lộn trái quần áo cho con mặc. Sợ người ta chê gia cảnh nghèo khó, bà hướng dẫn các con mặc đồ mới hơn ở ngoài, đồ cũ và rách rưới vào trong.

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 3.

Thời kỳ đó, thời trang quân đội đang thịnh hành. Vì muốn cho con trai sở hữu 1 bộ, bà đã dùng những tấm vải cũ màu xanh, sau đó tự may thành đồ mới, dùng nắp tuýp kem đánh răng làm cúc áo. Bộ đồ tuy cũ nhưng đã khiến con trai 4 tuổi vui cả ngày.

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 4.

Triệu Tương Nguyên thích mua những tấm vải nhỏ rẻ tiền. Song, mua thì nhiều nhưng bà lại không nỡ dùng. Cuối cùng con cái trưởng thành, vải chưa may hết, chất thành một đống.

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 5.

Ngay cả một sợi chỉ, sợi dây thừng, dây buộc giày hơi dài một chút, Triệu Tương Nguyên cũng thích cuộn lại rồi cất vào một góc.

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 6.

Bà có thói quen nhặt giày của người ta vứt đi mang về nhà. Chiếc giày thủng một lỗ, bà cũng nhét giấy vào, miễn cưỡng sử dụng. Nếu không, bà sẽ cho lại người ta. Về sau, cho đi cũng không phải chuyện hợp lý nên bà cũng đành chất giày thành núi.

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 7.

Ngoài quần áo mặc trên người, mọi thứ bà Triệu Tương Nguyên sử dụng đều không cần phải tốn tiền.

Nồi niêu xoong chảo, bà đặt đầy một gian phòng. Nhưng đặc biệt nhất là bát men màu xanh lam. Cái bát này khá hiếm. Mẹ của bà mua về đặt vào vị trí dễ thấy trong nhà, nhưng không cho bà sử dụng, chỉ nói rằng khi nào lên đại học mới được dùng ăn cơm. Thời trước, thi đại học là chuyện không hề dễ dàng, thế nhưng bà đã làm được. Mỗi lần nhìn thấy chiếc bát màu xanh, bà lại nhớ về sự khổ cực của mẹ.

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 8.
Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 9.

Sau khi tốt nghiệp, mẹ bà qua đời. Thế là bà chưa bao giờ dùng chiếc bát đó, mà trân trọng nó như kỷ vật nhớ về mẹ.

Bánh xà phòng đổi bằng phiếu ở thời bao cấp.

Sau khi kinh tế đổi mới, Triệu Tương Nguyên không sử dụng xà phòng giặt đồ, mà chuyển sang ván chà đồ, giặt quần áo sạch không thua kém máy giặt hiện đại.

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 10.
Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 11.

Thau chậu đủ loại kích thước, dùng để rửa mặt, ngâm chân, hứng nước mưa, rửa rau… Có cái bị vỡ tan, bà dùng băng dính dán lại rồi tiếp tục sử dụng.

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 12.

Chồng và bố chồng của bà rất khéo tay, thường làm cho bà cái lu, cái xô, bình nước tưới rau, rổ rá… Nên trước giờ bà không cần mua những loại vật dụng này ở cửa hàng.

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 13.

Đồ vật tinh tế nhất dưới bàn tay của bố chồng chính là những chiếc lồng chim đủ mọi kiểu dáng.

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 14.

Cuộc sống khó khăn, bức bách con người phải tự mày mò, từ đó luyện nên nhiều kỹ thuật để đời.

Giống như nhiều người cao tuổi khác, Triệu Tương Nguyên rất thích nhặt chai nước nhựa. Thế nhưng bà tháo hết nắp chai rồi mới mang đi bán phế liệu. Bà nói rằng bản thân rất thích những chiếc nắp vì chúng giống với cờ tướng.

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 15.
Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 16.
Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 17.

Vỏ kem đánh răng, bật lửa, đồng hồ nhiều màu sắc.

Khi Triệu Tương Nguyên kết hôn, mẹ chồng của bà trồng hoa theo mùa. Thời đó, chậu cây rất đắt, nên chồng bà thường dùng những tấm thép mỏng làm thành chậu. Đến nay bà còn giữ rất nhiều chậu cây, thậm chí đất cũng còn nguyên.

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 18.

Ghế cũ, 5 NDT/cái, bà cũng mua về dành cho những dịp khách đến nhà đông đúc.

Tivi được chất đống trong kho, từ trắng đen đến có màu…

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 19.

Thậm chí bên nhà có 2 gian phòng đổ nát, nhưng bà cũng không nỡ tháo dỡ vì cho rằng: “Số gỗ còn lại có thể dùng làm củi đốt hoặc xây dựng, gạch dưới nền có thể ốp tường”.

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 20.

Nhiều người hỏi bà Triệu Tương Nguyên gom nhiều đồ như vậy để làm gì. Thật ra, bà cũng không nghĩ mười mấy năm qua lại gom về nhiều đồ như thế.

Bà biết rõ nhiều món đồ đã không còn giá trị nhưng vẫn không thể vứt đi vì cảm thấy canh cánh trong lòng.

Từ chấp niệm cho đến đam mê kể câu chuyện đằng sau những món đồ cũ, cuối cùng nhắm mắt an nghỉ vì đã hoàn thành sứ mệnh

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 21.

Năm 2002, chồng bà Triệu Tương Nguyên qua đời, thói quen tích trữ đồ đạc này càng trở nên khó kiểm soát hơn.

Trong những năm này, Triệu Tương Nguyên dường như chôn mình trong đống đồ bà gom về.

Có lẽ bà xem những món đồ này là kỷ vật truyền tải ký ức gia đình, cho bà cảm giác an toàn, hay đúng hơn là một lý do để bà sống tiếp.

“Nhiều món đồ không chỉ là vật vô tri vô giác, mà chính là những sinh mệnh từng có sự sống. Thời gian cho chúng tôi nhiều thứ, cũng lấy đi không ít thứ. Tôi phải tìm đủ mọi cách để giữ lại những món đồ này, để sự sống của chúng được tiếp diễn”.

Thói quen này đã diễn biến gần như thành một căn bệnh. Mỗi lần con trai và con gái đến thăm đều muốn vứt đồ trong nhà đi, nhưng lại bị bà tức giận quát mắng. Nhưng nếu không dọn dẹp thì căn nhà không có chỗ ngồi, giống như đứng trong đống rác.

Vì để kéo mẹ thoát khỏi đau khổ từ cái chết của bố, người con trai Tống Đông quyết định kế hoạch mở cho mẹ phòng triển lãm, dùng “nghệ thuật” để bù đắp lỗ hổng trong con tim. Từ đó, anh muốn chữa khỏi chấp niệm quá khứ trong lòng mẹ, giúp bà sống đúng nghĩa hơn.

Năm 2005, kế hoạch triển lãm chính thức hoạt động. Triệu Tương Nguyên cùng các con tổng hợp và sắp xếp lại toàn bộ vật dụng tồn kho. Với hàng chục nghìn món đồ, quá trình dọn dẹp không phải đơn giản. Nhưng họ đã làm được, ngay cả gian phòng cũ cũng được chuyển đến triển lãm.

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 22.

Bà Triệu Tương Nguyên rất vui vì cuối cùng cũng cảm thấy những món đồ chất thành đống đã được phát huy tác dụng.

Ở triển lãm “Tận dụng mọi thứ”, bà thường xuyên chỉ vào một món đồ bất kỳ, rồi kể lại câu chuyện đằng sau cho khách tham quan.

Món đồ cũ ở thời đại trước khơi dậy ký ức cho những người cao tuổi. Còn đối với thanh niên trẻ, triển lãm này chính là một thế giới hoàn toàn mới lạ, giúp họ biết thêm về những mảnh ghép của thế hệ cha ông.

Triển lãm “Tận dụng mọi thứ” rất thu hút và trở nên nổi tiếng. Nhờ đó, bà Triệu Tương Nguyên mang những món đồ hoài niệm của mình đi từ Bắc Kinh đến New York.

Trong mỗi buổi triển lãm, Tống Đông đều dùng bút dạ quang viết một câu trên cửa sổ:

“Bố, đừng lo lắng nhé! Mẹ và chúng con đang sống rất tốt”.

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 23.

Bà Triệu Tương Nguyên rất yêu động vật. Bà thường nấu đồ ăn cho hơn 20 con mèo hoang trong khu. Bà đựng đồ ăn trong hộp cơm bỏ đi rồi đứng nhìn lũ mèo ăn xong rồi mới an tâm, nếu không bà sẽ bị trằn trọc mất ngủ.

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 24.

Thấy chim sẻ bị thương, bà cũng mang về chăm sóc lành lặn rồi thả bay đi.

Đầu năm 2009, chuyện bi thương xảy ra.

Một con chim hỷ tước (Ác là phương Đông) kẹt chân vào cành cây trong sân, kêu la thảm thiết.

Vốn đang chăm nom cháu gái, Triệu Tương Nguyên nhìn thấy và lấy thang leo lên cứu chim. Không may rằng thang mất thăng bằng, bà ngã xuống bị thương nặng.

Khi con trai Tống Đông chạy đến thì bà đã không nói được nữa, chỉ ú ớ vào câu với đại ý: Chim hỷ tước còn mắc kẹt trên cây.

Anh gọi cảnh sát đến giúp đỡ cứu chim rồi đưa bà đi bệnh viện. Chim đã sống, nhưng chỉ 2 tiếng sau, bà Triệu Tương Nguyên đã nhắm mắt xuôi tay.

Có lẽ rằng bà đã hoàn thành sứ mệnh giải cứu những món đồ cũ kỹ, để rồi được chú chim hỷ tước dẫn lối đoàn tụ với chồng.

Cụ bà thích nhặt đồ cũ chất thành núi vì một chấp niệm thuở nhỏ, 50 năm sau mở triển lãm trong nước lẫn quốc tế - Ảnh 25.

(Nguồn: Zhihu)

Theo Phan

Phụ nữ Việt Nam

Trở lên trên