Cụ bà U80 sống khoẻ mạnh, không cần dựa vào con: Biết tạo niềm vui cho bản thân thì tuổi nào cũng an nhàn
Sau khi chồng mất, con trai ở xa, dì Mai Quỳnh vẫn sống khoẻ mạnh nhờ luôn duy trì 1 việc.
- 19-08-2023Cặp vợ chồng nghỉ hưu sớm năm 38 tuổi, nhàn nhã đi du lịch nhờ cắt giảm 2 chi phí đang ngầm tiêu tốn rất nhiều tiền của bạn mà không hề chú ý
- 19-08-2023Sau gần 30 năm phát hiện ung thư giai đoạn cuối, vị bác sĩ vẫn sống khoẻ: Công thức chỉ gồm 2 điều đơn giản
- 17-08-2023Ông chú U60 tuổi điển trai, cơ bắp như nam thần đôi mươi nhờ 5 bí quyết đơn giản khó tin
Bài viết dưới đây là chia sẻ của Hảo Lý về người dì đáng kính của cô đang được lan truyền trên nền tảng Toutiao.
Nhất quyết không vào viện dưỡng lão hay thuê bảo mẫu
Dì tôi năm nay đã 75 tuổi. Người chồng của dì đã qua đời cách đây 10 năm. Con trai định cư ở nước ngoài. Dì sống một mình trong căn nhà ở quê. Trước đó, mấy anh em họ hàng đã bàn thay phiên nhau đón dì sang ở cùng hoặc gửi viện dưỡng lão. Tuy nhiên, dì tôi nhất định không đồng ý, đòi ở riêng.
10 năm trôi qua kể từ ngày chỉ sống một mình, tinh thần của dì không chút suy sụp. Dì càng ngày càng sống thanh nhã, thái độ sống còn được nhiều con cháu phải kính nể. Thế hệ trẻ chúng tôi học hỏi được rất nhiều từ cách sống này.
Dì tôi là Mai Quỳnh (75 tuổi, Bắc Kinh, Trung Quốc). Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ngay khi học xong cấp 2, dì đã phải bỏ học để đi làm. Tính tình ôn hoà, khéo léo, đảm đang, dì tôi vẫn thường tự tay may, sửa quần áo cho tất cả thành viên trong gia đình. Năm 27 tuổi, dì tôi kết hôn với một thanh niên lớn hơn 3 tuổi đã xuất ngũ - chú tôi.
Chú dì tôi có cuộc sống vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên, có một điều không may mắn là sau nhiều năm kết hôn, họ vẫn không thể có con. Sau đó, gia đình dì đã nhận con nuôi và đặt tên là Khang Công.
Cậu bé này từ nhỏ đã học rất giỏi. Sau khi học xong cấp ba, Khang Công nhận được học bổng của một trường ĐH ở Pháp. Khi hoàn thành việc học, cậu định cư tại đây.
Với thành tích học tập của con, vợ chồng dì tôi vô cùng tự hào. Vì cũng chỉ có 1 người con nên nhiều lần dì đã khuyên con trai về nước. Song có lẽ, vì môi trường làm việc không phù hợp nên Khang Công luôn từ chối. Dẫu vậy, hàng năm, em họ tôi vẫn về thăm gia đình và gửi tiền biếu bố mẹ đều đặn.
Năm 2013, chú tôi mắc bệnh và qua đời. Vào ngày tổ chức lễ tang cho chồng, người nhà không thấy dì rơi một giọt nước mắt nào. Dì ổn định tâm lý và đón tiếp người thân bạn bè đến chia buồn một cách chu đáo.
Vốn dĩ là người thương chồng nên tôi khá ngạc nhiên khi dì không khóc trong suốt lễ tang. Khi đó tôi đã buột miệng hỏi lý do. Dì bình tĩnh trả lời: “Ai cũng có ngày phải đi. Cái chết không có gì đáng sợ hay bị thảm, cũng không nhất thiết phải khóc lóc thảm thiết”.
Ngay sau khi bố mất, Khang Công đề nghị đưa mẹ sang Pháp sống cùng để tiện cho việc chăm sóc. Tuy nhiên, dì một mực từ chối. Không an tâm để mẹ sống một mình, con trai dì nhắc đến việc thuê bảo mẫu hoặc vào viện dưỡng lão. Dì cũng không đồng ý giải pháp này. Dì nói rằng bản thân vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Quãng thời gian còn lại dì muốn thực hiện nó và sống thật vui vẻ.
Tạo niềm vui cho bản thân khi về già
Kể từ khi chồng mất, con trai trở lại Pháp, dì tôi chỉ loanh quanh trong căn nhà cũ. Thỉnh thoảng tôi đến thăm và dì lại khoe về tấm thảm hay vài cái mũ mới đan được.
Tuy nhiên có một điều tôi không ngờ rằng, bên cạnh những hoạt động thường ngày dì tôi còn dành thời gian để học lái xe. Năm ngoái dì đã khoe với tôi về tấm bằng lái xe ô tô chỉ cần thi một lần là đạt.
Chúng tôi thắc mắc tại sao dì không đi xe buýt vừa rẻ vừa an toàn. Bởi ở tuổi này, một mình lái xe trên đường rất nguy hiểm. “Trước đây dì muốn học nhưng ông xã gàn. Bây giờ tự do nên dì rất vui khi có thể thực hiện mong ước của mình những ngày cuối đời”, dì Mai Quỳnh chia sẻ.
Sau khi có bằng lái, dì tôi đã mua một chiếc xe cũ và tự lái xe đi du lịch khắp nơi. Tiếp đến, dì tôi đã làm một điều không thể ngờ đó là thuê một căn hộ cạnh ĐH Y học Cổ truyền Trung Quốc. Tại đây, dì tham gia vào các lớp học cùng các sinh viên của trường.
“Tham gia các lớp học này giúp tôi thoả mãn hai mong muốn của mình: Trải nghiệm cuộc sống đại học - thứ mà trước đây tôi chưa có điều kiện để làm; học các kiến thức về y học Trung Quốc. Tôi không thể làm bác sĩ cho người khác. Tuy nhiên, tôi có thể làm bác sĩ cho bản thân mình”, dì chia sẻ lại.
Tìm được đam mê và mục đích sống, trong suốt 10 năm qua, chỉ sống 1 mình, tuy nhiên, tôi cảm nhận được rằng người dì của mình vẫn hoạt bát và trẻ trung. Không để tuổi tác trở thành rào cản, dì vẫn cố gắng hết mình để thực hiện mong ước của bản thân. Chính nhờ việc tiếp tục học hỏi phát triển bản thân và nuôi dưỡng đam mê, dì Mai Quỳnh vẫn luôn tràn đầy năng lượng. Đây chính là cách để những người sau 70 tuổi nên làm để cân bằng cuộc sống, thay vì tập trung vào sự rảnh rỗi, buồn tẻ.
Phụ nữ số