Cú lội ngược dòng ngoạn mục của chứng khoán Nhật Bản: Nikkei 225 ghi nhận ngày tốt nhất 16 năm, mức tăng điểm kỷ lục trong ngày
Sau khi chỉ số Nikkei 225 và Topix giảm hơn 12% trong phiên trước, chứng khoán Nhật Bản đã phục hồi mạnh mẽ trong ngày 6/8. Các thị trường khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đồng loạt tăng.
- 06-08-2024Liên tục bán cổ phiếu vài tuần qua, Warren Buffett vẫn mất bao nhiêu trong cú sập của TTCK toàn cầu?
- 06-08-2024CEO Jensen Huang bất ngờ bán 500 triệu USD cổ phiếu Nvidia ngay trước cú sập của thị trường, chưa có ý định dừng lại: Chuyện gì đang xảy ra?
- 06-08-2024Chứng khoán Nhật Bản bất ngờ hồi phục mạnh mẽ khi đồng yên suy yếu, sắc xanh 'nhuộm màu' khắp các thị trường châu Á
Nikkei 225 của Nhật Bản đã ghi nhận mức sụt giảm sâu nhất kể từ Thứ Hai Đen tối năm 1987. Kết phiên ngày 6/8, Nikkei tăng 10,23%, ở mức 34.675,46 điểm. Đây là mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ tháng 10 năm 2008 và là mức tăng cao nhất về mặt điểm chỉ số. Topix cũng tăng 9,3%, đạt mức 2.434,21 điểm.
Vào ngày 30/7, Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) đã tăng lãi suất lên mức cao nhất kể từ năm 2008. Quyết định đó khiến đồng yên tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 tháng, gây áp lực lên cổ phiếu.
Thị trường toàn cầu cũng bị đe dọa bởi nỗi lo về suy thoái kinh tế tại Mỹ. Báo cáo việc làm yếu hơn dự kiến và sự thoái trào của chiến lược "carry trade" đồng yên khiến thị trường rung chuyển.
Các công ty lớn của Nhật Bản cũng phục hồi và kết thúc với mức tăng hơn 5%. Trong đó, Mitsui tăng 10,43% và Softbank Group Corp tăng 12,06%.
Các lĩnh vực khác cũng ghi nhận đà tăng bao gồm các nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp chất bán dẫn của Nhật Bản. Suzuki Motor và Renesas Electronics lần lượt tăng hơn 17,01% và 19,06%.
Đồng yên giảm 1,4% xuống mức 146,15 yên đổi 1 USD.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng trên 3%, trong khi Kosdaq vốn hóa nhỏ tăng hơn 5%. Các thị trường Hàn Quốc đã tạm dừng hoạt động vào thứ Hai sau khi giảm 8%. Samsung Electronics của Hàn Quốc tăng 2,1%, trong khi nhà sản xuất chip SK Hynix tăng 4,5%.
Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đại lục đi ngang, trong khi chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,9%. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 0,41%.
Giá dầu tăng, với dầu thô Brent tăng 1,65% lên mức 77,56 USD/thùng. Dầu WTI tăng 1,86% lên mức 74,30 USD.
Số liệu chi tiêu hộ gia đình tháng 6 của Nhật Bản cho thấy mức giảm lớn hơn dự kiến là 1,4% theo giá trị thực so với cùng kỳ năm ngoái. Thu nhập bình quân hàng tháng của mỗi hộ gia đình tăng 3,1% theo giá trị thực so với năm trước.
Tiền lương thực tế tại Nhật Bản cũng tăng 1,1% vào tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên tiền lương tăng trong vòng 26 tháng. Tăng trưởng tiền lương mạnh mẽ tạo thêm dư địa cho BOJ thắt chặt chính sách tiền tệ.
Ngày 5/8, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 4,35%, đúng như dự đoán của các nhà kinh tế. Ngân hàng lưu ý rằng lạm phát vẫn ở mức trên mức mục tiêu bình quân 11 quý liên tiếp và triển vọng kinh tế của Australia vẫn chưa chắc chắn.
Theo CNBC
Nhịp Sống Thị Trường
Sự kiện: Chuyển động thị trường
Xem tất cả >>- Dow Jones tăng dựng đứng 1.500 điểm, S&P 500 phá đỉnh mọi thời đại khi ông Trump đánh bại bà Harris
- Chứng khoán Mỹ tiếp tục phá đỉnh mọi thời đại, Dow Jones lần đầu tiên chọc thủng mốc 43.000: Tâm lý nhà đầu tư vẫn căng thẳng vì hàng loạt vấn đề nóng
- Chứng khoán Mỹ lập đỉnh chưa từng có trong lịch sử sau khi biên bản họp Fed được công bố, áp lực đè nén tâm lý nhà đầu tư dần được tháo gỡ
- Thị trường toàn cầu giật thót khi căng thẳng Trung Đông leo thang: Chứng khoán chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng
- Chứng khoán Mỹ tăng kỷ lục sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell lên tiếng về nền kinh tế và lãi suất