MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cử nhân kinh tế: Làm gì để không thất nghiệp?

21-02-2020 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nay có tới hàng nghìn công nhân là sinh viên đã tốt nghiệp đại học đang làm việc tại các khu công nghiệp.

Việc cử nhân chạy xe cho hãng xe ôm công nghệ, hoặc khai thấp trình độ để đi làm công nhân, hay phải đầu quân vào các trung tâm học nghề là thực trạng không còn hiếm.

Tỷ lệ cử nhân kinh tế làm việc trái ngành ngày càng cao

Kết quả nghiên cứu của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn gần đây cho thấy, hơn 26% sinh viên ra trường thất nghiệp, 60% sinh viên ra trường làm trái ngành và ngày càng có nhiều cử nhân kinh tế bị thất nghiệp hoặc làm trái nghề khi nhóm ngành kinh tế đang được đào tạo vượt gấp đôi quy hoạch.

Cũng theo nghiên cứu nói trên, có ba nguyên nhân chính dẫn đến việc các cử nhân nói chung và cử nhân kinh tế nói riêng bị thất nghiệp, làm trái ngành. Một là sinh viên ra trường không muốn về quê khởi nghiệp mà muốn trụ lại các thành phố lớn bằng mọi giá. Hai là họ không tìm thấy niềm đam mê trong công việc. Ba là các kỹ năng làm việc hầu như không có. Thực tế cho thấy đa số cử nhân khi được tuyển dụng vào các doanh nghiệp đều phải được đào tạo lại.

Xét về nguồn lực tài chính thì việc sinh viên làm trái ngành nghề khi ra trường là sự lãng phí lớn về tiền bạc, công sức của sinh viên, gia đình và tổn thất lớn cho xã hội.

Song có một nghịch cảnh là trong khi có quá nhiều cử nhân kinh tế thất nghiệp hoặc làm trái nghề tăng lên mỗi năm thì các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế tài chính vẫn luôn trong tình trạng "khát" nhân lực kéo dài.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành bảo hiểm và cơn khát nhân lực

Nhu cầu sử dụng các dịch vụ bảo hiểm ở Việt Nam ngày càng tăng đã gây nên tình trạng thiếu hụt nhân lực trong nhiều năm qua, một chuyên gia nhân sự hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm chia sẻ mới đây tại một hội thảo về tuyển dụng.

Theo thống kê của Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), vài năm trở lại đây, thị trường Bảo hiểm duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và hiệu quả.  Số liệu từ Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm cho thấy, năm 2019, tổng doanh thu phí của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt gần 108 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với năm 2018. Đây là năm thứ 5 liên tiếp thị trường bảo hiểm nhân thọ duy trì tốc độ tăng trưởng trên 20%.

Ông Nguyễn Hoàng Tú – Trưởng phòng tư vấn Tuyển dụng Nhân sự cao cấp – Công ty CP Kết nối Nhân tài (Talentnet) nhận định: "Nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong ngành bảo hiểm ngày càng cao do tiềm năng thị trường lớn, đặc biệt là các vị trí quản lý kinh doanh. Đây là cơ hội tốt cho bất cứ ai muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này khi không chỉ được hưởng các hoạt động đào tạo bài bản về kiến thức tài chính, bảo hiểm cũng như các kĩ năng toàn diện cần có mà còn mang lại thu nhập tốt."

Quản lý kinh doanh bảo hiểm – nghề dành cho những sinh viên muốn chứng tỏ năng lực bản thân

Quản lý kinh doanh được coi là hoạt động quan trọng trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nghề này cũng được coi là một trong những nghề hấp dẫn đồng thời nhiều thách thức. Hấp dẫn bởi môi trường làm việc linh hoạt, không bị gò bó bởi phạm vi không gian, thời gian và mang lại thu nhập tốt theo năng lực. Thách thức bởi những yêu cầu đặc thù của ngành yêu cầu đòi hỏi một khối lượng kiến thức về tài chính, kinh tế kết hợp với nhiều kĩ năng quản trị, và đặc biệt là khả năng chịu áp lực kinh doanh cao

Vai trò của một nhà quản lý kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm là lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức triển khai hoạt động kinh doanh sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ra thị trường, đồng thời thúc đẩy hoạt động của các Tư vấn viên nhằm đạt được chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã xây dựng. Họ sẽ được làm việc trong môi trường năng động, trẻ trung và chuyên nghiệp, có nhiều cơ hội học hỏi, phát huy năng lực, phát triển bản thân và khám phá thế giới thông qua các chuyến công tác, hội thảo, các phần thưởng thi đua.

Cử nhân kinh tế: Làm gì để không thất nghiệp? - Ảnh 1.

Sau khi được tuyển dụng, 100% các ứng viên sẽ được tham gia các khóa đào tạo huấn luyện theo bản đồ học tập để được trang bị đầy đủ kỹ năng làm việc theo vị trí tuyển dụng. Có 6 cấp độ đào tạo và thăng tiến trong nghề này. Hai cấp độ đầu tiên là cấp độ lý thuyết và cấp độ thực hành. Khi đạt đến cấp độ 3, họ sẽ trở thành một nhà quản lý thực thụ. Ở cấp độ 4, họ là một chuyên gia trong ngành và có thể huấn luyện nhân viên mới hoặc đứng lớp giảng dạy. Đạt đến cấp độ 5 và 6, họ đã có thể trở thành một người có tiếng trong ngành.

Thời điểm này, Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ đang triển khai chương trình tuyển dụng gần 300 cán bộ cho các vị trí quản lý kinh doanh, hỗ trợ kinh doanh, dịch vụ khách hàng… trên phạm vi toàn quốc.

Đơn vị này đã có 23 năm tuổi nghề, sở hữu 76 công ty thành viên với 2200 cán bộ nhân viên, đang phục vụ hơn 15 triệu khách hàng tại 400 điểm phục vụ trên toàn quốc. 9 tháng đầu năm 2019, Bảo Việt Nhân thọ chiếm 24,5% thị phần, tiếp tục giữ vững vị trí số một trên thị trường về tổng doanh thu.

Đây là một cơ hội rất tốt cho sinh viên đã và đang theo học khối kinh tế như tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, marketing, kế toán… và những cá nhân mong muốn được trở thành chuyên gia trong ngành này có thể bắt đầu khởi nghiệp trên chính mảnh đất quê hương của mình.

Giới thiệu vị trí Quản lý kinh doanh tại Bảo Việt Nhân thọ

Để ứng tuyển, các ứng viên tải mẫu CV tại đây sau đó gửi file mềm về địa chỉ email bvnt.tuyendung@baoviet.com.vn.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên