Cử nhân trẻ làm việc tại nghĩa trang khiến dư luận Trung Quốc tranh cãi
Việc một cử nhân nhận làm việc tại nghĩa trang để đạt được “cân bằng giữa cuộc sống và công việc” cũng như tránh các vấn đề công sở đã châm ngòi cho những tranh luận trên mạng về sở thích công việc của Gen Z.
- 22-11-2022Cách doanh nhân Trung Quốc "hốt bạc" từ World Cup: Chỉ mất 4 giờ để sản xuất 1 quả bóng, có hẳn tuyến vận tải chuyên biệt siêu nhanh đến Qatar, làm vài tháng bằng 2 năm cộng lại
- 22-11-2022Thế hệ 35 tuổi đã bị coi là già ở Trung Quốc: Nỗi lo bị đào thải vì không đủ sức cạnh tranh
- 21-11-2022Cổ phiếu bất động sản tăng phi mã nhưng chuyên gia cảnh báo hiện thực “phũ phàng” ở Trung Quốc
Một cô gái 22 tuổi tên Tan đã trở thành chủ đề bàn tán trên mạng xã hội Trung Quốc sau khi tự hào chia sẻ video về nơi làm việc “bình yên” của cô lên TikTok vào tuần trước. Đó là một nghĩa trang bên sườn núi tại Trùng Khánh.
Tan sống cùng các đồng nghiệp tại ký túc xá ngay trong địa điểm đặc biệt này. Cô chia sẻ: “Hãy để tôi cho bạn thấy môi trường làm việc của một người trông mộ Gen Z. Đó là một công việc đơn giản, thoải mái. Có chó, mèo và cả mạng internet”.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đưa tin Tan còn tự miêu tả công việc như “cuộc sống của một người về hưu sớm” khi có thời gian dư dả, quang cảnh đẹp và tránh cảnh xích mích văn phòng. Tan cũng cho biết vì sống trong ký túc xá tại địa điểm nên cô tự gọi mình là người trông mộ.
Nhiệm vụ của cô bao gồm đón khách, dọn sạch mộ thay họ hàng của người đã khuất, bán các khu mộ… Lương hàng tháng của Tan là khoảng 4.000 nhân dân tệ (khoảng 14 triệu đồng). Cô làm việc 6 ngày/tuần từ 8 giờ 30 phút sáng đến 5 giờ chiều và được nghỉ 2 tiếng buổi trưa. Theo dữ liệu của chính phủ Trung Quốc, thu nhập bình quân đầu người/năm tại Trùng Khánh là 33.800 nhân dân tệ, tương đương 2.800 nhân dân tệ/tháng.
Video của Tan trở thành hiện tượng và khiến nhiều người sử dụng mạng xã hội bất ngờ khi một cử nhân mới ra trường lại chọn làm công việc tại nghĩa trang. Nhưng một bộ phận cộng đồng mạng lại ủng hộ và cảm thông với Tan bởi cho rằng trường hợp của cô phản ánh xu hướng ngày càng gia tăng của văn hóa không để tâm đến công việc của "thế hệ Z" (Gen Z) tại Trung Quốc đại lục.
Đã xuất hiện xu hướng “tang ping” (tạm dịch là 'nằm bẹp') trong xã hội Trung Quốc những năm gần đây với thanh niên ủng hộ việc không hành động nhiều và phản đối tình trạng làm việc nhiều giờ cũng như những mong đợi không thực tế.
Tan khẳng định đây là một công việc bình thường với cô bởi bản thân theo học ngành quản lý nghĩa trang và chôn cất tại đại học. Tan khẳng định hài long với cuộc sống của bản thân và sẽ gắn kết với công việc này.
Thị trường dịch vụ tang lễ của Trung Quốc đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây khi dân số nước này già hóa nhanh chóng. Theo nghiên cứu của công ty Huajing Research (Trung Quốc), tính riêng trong năm 2020, thị trường này đạt giá trị khoảng 257 tỷ nhân dân tệ.
Báo Tin Tức