MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cụ ông 70 tuổi khóc trong viện dưỡng lão: Từ đầu nghe lời đưa lương hưu cho con thì đã không khổ thế này

22-02-2024 - 07:00 AM | Sống

Từng có gia đình vui vẻ, hòa thuận, người đàn ông phải ngậm ngùi vì không có nơi để quay về những ngày cuối đời.

Trong xã hội hiện đại, với tình trạng già hóa dân số ngày càng gia tăng, việc chăm sóc người cao tuổi đã trở thành một vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Tuy nhiên, mỗi người có những quan điểm và lựa chọn khác nhau khi về già.

Một số người cho rằng viện dưỡng lão là nơi chăm sóc người cao tuổi tốt hơn. Ở đây, ông bà có thể nhận được sự chăm sóc và đồng hành từ những người cùng lứa tuổi. Trong khi đó, một số khác lại cho rằng chăm sóc tại nhà mới là lựa chọn phù hợp nhất cho người cao tuổi. Lý do là vì khi ở nhà, họ có thể nhận được sự yêu thương và chăm sóc từ con cháu của mình. Tuy nhiên, trên đời không có gì là tuyệt đối.

Câu chuyện của cụ ông họ Tống là một ví dụ.

Ông Tống hiện đã 70 tuổi, sống tại Hồ Nam, Trung Quốc. Vốn dĩ ông có một gia đình hạnh phúc, con cái hiếu thảo, các cháu ngoan ngoãn, lễ phép. Tuy nhiên khi càng có tuổi, sức khỏe của ông dần suy giảm và phải nhờ đến người hỗ trợ thì mới có thể sinh hoạt. Lúc này, các con của ông đề nghị ông giao lương hưu cho một người con. Ai cầm lương hưu sẽ nhận trách nhiệm chăm sóc bố toàn thời gian.

Tuy nhiên, ông Tống kiên quyết không đồng ý với sự sắp xếp này. Ông cho rằng làm như thế sẽ chỉ gây thêm phiền phức cho các con. Vì vậy, ông quyết định dành những năm còn lại của mình trong viện dưỡng lão.

Cụ ông 70 tuổi khóc trong viện dưỡng lão: Từ đầu nghe lời đưa lương hưu cho con thì đã không khổ thế này- Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Sohu

Lúc đầu, cuộc sống của lão Tống ở viện dưỡng lão khá tốt. Môi trường ở đây rất lý tưởng, nhân viên rất nhiệt tình. Ở đó, ông còn kết bạn với vài người và có cuộc sống tương đối thoải mái.

Tuy nhiên, thời gian trôi qua, ông Tống dần phát hiện cuộc sống ở viện dưỡng lão không đẹp như ông tưởng tượng. Đầu tiên, ông cảm thấy căng thẳng vì chi phí ngày một tăng cao. Dù các con của ông sẵn sàng gánh một phần chi phí nhưng ông lại cảm thấy mình đã mang gánh nặng cho gia đình.

Thứ hai, các nhân viên trong viện dưỡng lão tuy nhiệt tình nhưng rốt cuộc họ không phải là người thân và không thể dành cho ông sự quan tâm, đồng hành thực sự. Càng ngày, ông Tống ngày càng thấy mình cô đơn trong viện dưỡng lão, không có sự bầu bạn của con cháu, ông cảm thấy cô đơn và bất lực.

Sau một thời gian ở viện, ông Tống bắt đầu hối hận vì lựa chọn của mình. Ông nhớ lại những ngày ở nhà, tuy lúc đó sức khỏe yếu nhưng có sự chăm sóc của các con và sự bầu bạn của các cháu. Nhưng giờ đây, ông chỉ có thể trải qua những ngày tháng cô đơn trong viện dưỡng lão. Mỗi khi đêm khuya, ông Tống lại nằm trên giường khóc thầm, hối hận vì lựa chọn sai lầm của mình.

Điều đáng nói là ông chán cuộc sống trong viện dưỡng lão nhưng chẳng thể lựa chọn khác. Mặc dù các con của ông sẵn lòng đón cha về nhà nhưng ông không thể vượt qua được rào cản trong lòng. Ông cảm thấy mình không còn mặt mũi để quay trở lại gia đình. Thêm vào đó, sức khỏe của ông cũng ngày càng đi xuống. Càng vể sau, việc chăm sóc ông càng khó khăn. Ông không muốn quay về tạo thêm áp lực cho các con.

Cụ ông 70 tuổi khóc trong viện dưỡng lão: Từ đầu nghe lời đưa lương hưu cho con thì đã không khổ thế này- Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Sohu

Cuối cùng, sau một thời gian đắn đo, ông Tống vẫn chọn sống quãng đời còn lại trong viện dưỡng lão dù không hề vui vẻ.

Câu chuyện trên cho chúng ta thầy vấn, khi lựa chọn nơi sống, đặc biệt là khi về già, chúng ta nên cân nhắc kỹ lưỡng tình hình và nhu cầu thực tế của mình.

Nhiều người thường nói rằng tuổi già hạnh phúc là được ở bên con cái. Điều này đúng. Tuy nhiên, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Về hưu không muốn phiền đến con cháu đồng nghĩa với việc phải có kế hoạch nên làm gì trong khoảng thời gian tiếp theo để mỗi ngày trôi qua bạn vẫn cảm thấy bản thân có giá trị và cảm nhận ý nghĩa cuộc sống.

Người cao tuổi có thể tham khảo lựa chọn ở nhà riêng nhưng vẫn gần các con để nghỉ hưu dưỡng già, vừa có sự tự do lại vừa thuận tiện cho bản thân và con cháu. Điều quan trọng là cần biết bản thân mong muốn cuộc sống thế nào khi nghỉ hưu và không ngại trải nghiệm để tìm “bến đỗ” phù hợp nhất.

Theo Sohu


Theo Thùy Anh

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên