MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vợ chồng U70 không phiền con cái, không vào viện dưỡng lão: 1 cách nghỉ hưu lý tưởng nhất nhưng cần lưu ý điều này

17-02-2024 - 22:13 PM | Sống

Không đến viện dưỡng lão ở, không thuê người chăm sóc, không phiền con cái, lối sống này tưởng chừng lí tưởng nhưng vẫn có vấn đề lưu ý.

Bài viết là câu chuyện của cặp vợ chồng U70 ở Trung Quốc. Hai người đã về hưu, nhưng không sống cùng con cháu, mà lựa chọn ở riêng, tự chăm sóc lẫn nhau trong tuổi xế chiều.

Tuổi già độc lập, bình an

Tôi và vợ đã lên kế hoạch an dưỡng tuổi già. Chúng tôi quyết định không ở viện dưỡng lão, không thuê người chăm sóc càng không nhờ vả con cái.

Chúng tôi ở một căn nhà hai tầng nhỏ ở ngoại ô. Mặc dù tuổi tác của hai vợ chồng cao nhưng sức khỏe vẫn còn dẻo dai có thể tự chăm sóc bản thân mình. Chúng tôi quyết định sẽ nương tựa vào nhau, chăm sóc lẫn nhau mà không cần sự trợ giúp của ai cứ như vậy đến già.

Với lối sống này, mối quan hệ chúng tôi càng thêm hòa thuận. Trước đây, chúng tôi vì mấy chuyện lặt vặt mà thường xuyên cãi nhau. Còn bây giờ vợ chồng càng biết tôn trọng nhau, cảm thông, động viên nhau hơn.

Không những cách sống làm mối quan hệ giữa tôi và vợ càng tốt hơn mà nó khiến đỡ đần các con. Con cái tôi công việc khá bận rộn, nếu mà cộng thêm việc chăm sóc bố mẹ nữa thì áp lực càng lớn. Thấy tôi sống vui sống khỏe như thế này các con tôi cũng yên tâm.

Cách đây không lâu, tôi và vợ tôi đều bị ốm, cơ thể không được thoải mái. Các con tôi gọi điện ngỏ ý muốn sang chăm sóc tôi, nhưng tôi bảo không cần để các con chuyên tâm làm việc.

Vợ chồng U70 không phiền con cái, không vào viện dưỡng lão: 1 cách nghỉ hưu lý tưởng nhất nhưng cần lưu ý điều này- Ảnh 1.


Chúng tôi càng tin vào lối sống này. Nó mang đến cho chúng tôi cảm giác hạnh phúc, tự hào. Chúng tôi có thể tận hưởng cuộc sống hạnh phúc mà không cần sự trợ giúp của ai.

Mặt trái của việc "tự chăm sóc nhau"

Đến một ngày, tôi đột nhiên phát hiện vợ tôi bắt đầu có dấu hiệu khác thường. Tính cách trở nên trầm mặc, hay ngồi thẫn thờ một mình ở ban công, công việc trong nhà bắt đầu bỏ bê. Điều này làm tôi vô cùng lo lắng.

Tôi thử nói chuyện với bà ấy, nhưng bà cứ lảng tránh. Con trai tôi sang thăm, sau khi quan sát, con nói với vẻ mặt nghiêm trọng: "Mẹ có dấu hiệu của bệnh trầm cảm, tình hình này không được lơ là, nhà mình nên đưa mẹ đến bệnh viện kiểm tra xem sao"

Nhưng khi chúng tôi nói chuyện, bà ấy kiên quyết từ chối không đi, nói bản thân mình không có chuyện gì.

Vợ chồng U70 không phiền con cái, không vào viện dưỡng lão: 1 cách nghỉ hưu lý tưởng nhất nhưng cần lưu ý điều này- Ảnh 2.

Việc này khiến cho tôi không biết làm như thế nào, tôi không biết nên làm gì để bà ấy chịu đi chữa bệnh. Cũng vì chuyện này mà không khí nhà tôi từ vui vẻ mà giờ đây rơi vào trạng thái căng thẳng.

Những ngày tiếp theo, mối quan hệ chúng tôi có chút khác thường, tôi phát hiện ra rằng tính cách và thói quen của tôi và bà ấy có chút khác biệt.

Bình thường tôi thích cùng bà ấy đi bộ nói chuyện, nhưng bà ấy giờ đây nói như vậy tốn sức. Mâu thuẫn chúng tôi ngày càng lộ rõ. Tôi càng thấy rằng việc chúng tôi tự chăm sóc nhau không có nghĩa là điều gì cũng thuận lợi mà càng lộ ra ra nhiều thứ trái tính không hợp. Cho đến một ngày, tôi nghĩ không khuyên nhủ được bà ấy nên tôi đành mặc kệ.

Cứ thế chúng tôi tranh cãi ngày càng lớn, không ai muốn là người mở miệng ra xin lỗi trước.

Con cái thấy chúng tôi như vậy liền nói chuyện với chúng tôi. Các con khuyên chúng tôi là mỗi người hãy nhường nhịn nhau một chút hãy biết bao dung nhau hơn nhưng tình hình không có tiến triển gì.

Tôi quyết định bỏ cái tôi xuống, làm lành với vợ trước. Quả nhiên mọi chuyện được giải quyết nhẹ nhàng. Nếu, ngày ngày qua tháng lại, tôi và bà ấy mâu thuẫn vẫn không được giải quyết, chúng tôi cứ thế, mỗi người sống cuộc sống riêng mình thì cuộc sống thực sự ngột ngạt.

Vợ chồng già nương tựa nhau, cần sự thấu hiểu và thông cảm. Tôi tin rằng chỉ cần hai bên chịu lắng nghe thì sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

PV

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên